- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét
4. Tăng chi phí chăn nuô
3.4.3. BĐKH tác động đến kinh tế thủy sản
- Suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng thủy sản, thời gian đánh bắt và năng suất khai thác nghề cá trên biển.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến khả năng lan truyền và sự bùng nổ của dịch bênh trên cá và kết quả sẽ làm giảm chất lượng cá, giảm khả năng chịu đựng của cá, tăng tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng trưởng và phát triển chậm và làm giảm các loại sản phẩm cá tham gia vào thị trường cá, và cuối cùng sinh kế của những người dân nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng lớn.
- Tăng nhiệt độ bề mặt nước biển do sự ấm lên toàn cầu tác động trực tiếp làm giảm chất lượng nước, tăng rủi ro về dịch bệnh và tang rủi ro do các chất độc tạo ra bởi sự ra hoa của tảo và kết quả tác động đến sự phát triển và sinh trưởng của tôm cá nược lợ và mặn, làm giảm năng suất và chất lượng của cá, tôm. Lượng mưa tăng cũng đã tác động đến nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra tấn suất và cường độ của lũ lụt trong những năm gần đây cũng tăng lên làm thiệt hại, thất thoát trữ lượng tôm cá, xuất hiện nhiều vi sinh vật ký sinh và dịch bệnh…
- Gió và sóng biển lớn đẫn đến phá hủy cấu trúc của các khu vực nuôi tôm, cá ven biển, kết quả dẫn đến mất trữ lượng và gây suy giảm hoặc mất khả năng phục môi trường hồi để nuôi trồng. Ngập lụt ở những vùng đồng bằng và thấp thuộc khu vực ven biển, nơi thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng các loài nước lợ như tôm sẽ
thường xuyên bị ảnh hưởng của bão và lốc xoáy dẫn đến sẽ ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến người tham gia vào các hoạt động nuôi trồng (cả các loài nước lợ và nước mặn) những nơi đây trên phương diện tài chính của nông hộ.
- Kết quả của những tác động này là những người đánh bắt nghèo ở vùng nông thôn sống dọc các vùng ven sông, ven biển và những người sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá như sinh kế của họ đang đứng trước nguy cơ mất các hoạt động sinh kế và dần rơi vào ngưỡng của sự nghèo đói.
- Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của những người nuôi trồng thủy sản và giá cả sản phẩm đầu ra cũng như chi phí đầu vào. Khi dịch bệnh và vi sinh vật gây hại tăng nhanh trên các diện tích nuôi trồng thủy sản, dẫn đến đòi hỏi phải có những biện pháp dể khắc phục và giảm thiểu các tác động tiêu cực, một biện pháp mà người dân thường dùng là tăng lượng thuốc phòng và trị bệnh lên, kết quả là tăng các khoản chi phí đầu vào. Hơn nữa môi trường ngày một ô nhiễm, đặc biệt là môi trường nước và đất, điều này đồng hành nếu người dân muốn tiếp tục các hoạt động sản xuất của mình thì bắt buộc họ phải đầu tư chi phí để cải tạo môi trường và kết quả là phải tăng chi phí đầu tư.
- Biến đổi khí hậu thông qua thay đổi tần suất cũng như cường độ của các loại hiểm họa và kéo theo đó dẫn đến những tác động đến vốn vật chất của người đân, đặc biệt là các phương tiện trong sản xuất, do đó những chi phí cho việc tu sửa, bảo dưỡng, xây dựng mới bến bãi, cảng cá, ngư cụ, tàu thuyền đều gia tăng đáng kể.
Biến đổi khí hậu có thể nói tác động toàn diện lên ngành sản xuất nông nghiệp từ môi trường đất bị nhiễm mặn,diện tích đất canh tác giảm,suy thoái về chất lượng, thành phần dinh dưỡng trong đất; môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ, mặn hóa, mực nước ngầm bị ô nhiễm, suy thoái, chất dinh dưỡng trong nước biến đổi theo hướng tiêu cực hơn; tác động lên tài nguyên sinh học làm cho các giống cây hiện thời không còn hiệu quả như trước, đẩy nhanh quá trình diễn thế sinh thái, mất đi nhiều nguồn gen quý, dịch bệnh phát triển phức tạp; khí hậu không vận hành theo quy luật mà có diễn biến phức tạp khác nhau ở các năm… Bên cạnh một vài tác động tích cực cho một số vùng trên trái đất như tăng diện tích đất canh tác vùng có vĩ độ cao,… Như vậy nhìn chung biến đổi khí hậu có gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến đời sống của không chỉ nông dân mà đến toàn xã hội. Nhận thức và hành động đối phó với biến đổi khí hậu là việc cần thiết và không chỉ của nhà quản lý, nhà khoa học , nhà nông mà là của tất cả mọi người.
CHƯƠNG 4: