―Theo Phó Giáo Sƣ- Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huệ - Trƣởng khoa Việt Nam học Trƣờng ĐH hoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nói: ― hông nên phiên âm sang tiếng Việt các từ ngữ nƣớc ngoài. Thay vào đó, nên sử dụng từ nguyên ngữ theo hệ thống chữ cái Latin. Bởi lẽ, việc phiên âm ở các vùng miền khác nhau sẽ khó tránh khỏi sự không thống nhất‖.18
Tiến Sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh cũng nhấn mạnh: ―Ngay từ bậc tiểu học, ngƣời lớn không nên tạo sự dễ dãi cho học sinh trong việc phiên âm. Tốt nhất nên cho học sinh làm quen với từ nguyên ngữ từ đầu‖.19
Trong bài viết ―Tiếng Việt có còn trong sáng‖ của Phó Giáo Sƣ-Tiến Sĩ Phạm Văn Tình: “Năm 2005, Liên hiệp các hội Khoa Học và ĩ Thuật Việt Nam có tổ chức hội thảo về vấn đề này. Một nhà khoa học đã nói gay gắt: ―Các anh cứ ủng hộ việc phiên âm tiếng nƣớc ngoài để phục vụ đa số quần chúng, vì nếu để nguyên dạng thì khác nào đánh đố ―dân thƣờng‖. Nghĩ nhƣ vậy là chúng ta đánh giá thấp quần chúng quá. Quần chúng bây giờ khác xƣa rồi. Và ngay cả với những ai còn kém hiểu biết thì thử hỏi các vị phiên âm ra có ích gì? Chẳng có ai đọc báo mà đọc choang choác thành tiếng cả. Nếu cần đọc, họ sẽ đọc theo cách của họ. Có thể chƣa chuẩn (mà khó có chuẩn) cũng hề gì. Cứ cho là để nguyên dạng là đánh đố ―thằng ít học‖ đi. Nhƣng nếu phiên âm thì vô tình chúng ta đã đánh đố cả ―thằng ít học‖ lẫn ―thằng nhiều học‖. Ngay các nhà khoa học cũng chẳng biết đâu mà lần‖.20
Đối với cách sử dụng nguyên ngữ thì ƣu điểm lớn nhất của cách này là đảm bảo đƣợc "tính trung thực" của tên riêng và tiện lợi cho ngƣời xử lí thông tin nhất là đối với báo chí hiện nay cần phải xử lí nhanh thông tin để đƣa tin.
17 http://www.vietgle.vn/diendan/showthread.php/13372-Phien-am-tieng-nuoc-ngoai-tren-cac-bao 18http://vov.vn/Van-hoa/Can-thong-nhat-cach-phien-am-ten-nguoi-ten-dat-nuoc-ngoai/148639.vov 19http://vov.vn/Van-hoa/Can-thong-nhat-cach-phien-am-ten-nguoi-ten-dat-nuoc-ngoai/148639.vov 20http://www.tgn.edu.vn/bai-viet/c63/i104/tieng-viet-co-con-trong-sang-.html
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất gặp phải là, đối với ngƣời ở trình độ phổ thông không thể "tự đọc" lên đƣợc và nếu có viết lại thì chỉ còn cách là nhìn chữ rồi viết lại. Ngay cả đối với ngƣời có học thì biết đƣợc ngoại ngữ này chắc gì đã biết ngoại ngữ kia, thậm chí ngay cả tên riêng của ngôn ngữ mà mình biết chƣa chắc từ nào đọc lên cũng đúng, viết lại cũng đúng.Chƣa kể đến việc phải làm rõ khái niệm nguyên ngữ là nhƣ thế nào.
Cách viết của nguyên ngữ, gồm có hai dạng:
(1) Viết nguyên dạng cho các tên riêng Âu Mĩ. Ví dụ: Bush, NewYork, Italy,…
(2) Viết nguyên dạng phiên âm La-tinh của tiếng Hán cho các tên riêng Trung Quốc. Ví dụ: Li Tie, Hao Haidong, Wang Hao,…21