Tình hìn hô nhiễm florua hiện nay

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước ăn uống và sinh hoạt (Trang 26 - 29)

- Tại một số địa phương thuộc huyện Tây Sơn và An Nhơn, Vân Canh, tỉnh Bình Định: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định đã tiến hành điều tra thực trạng nhiễm flo răng của học sinh tiểu học tại các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Kết quả khám răng cho 17.869 em học sinh tiểu học trên địa bàn 3 huyện này cho thấy: Tỷ lệ nhiễm flo răng (Fluorosis) của học sinh huyện Tây Sơn là 15,8%, An Nhơn là 6,4%, Vân Canh là 1,5%. Đây là tỷ lệ nhiễm tương đối cao so với các vùng khác, trong đó tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện Tây Sơn cao hơn hẳn các huyện khác. Tỷ lệ nhiễm ở nam giới là 9,5% và nữ giới là 9,6%, không có sự khác biệt về tình trạng nhiễm flo theo giới.

Bảng 1.9. Kết quả tỷ lệ % mắc bệnh Fluorosis theo giới tính của ba huyện Vân Canh, Tây Sơn, An Nhơn.

Huyện Tổng chung Nam Nữ Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % An Nhơn 9.582 612 6,4 4.745 301 6,3 4.837 311 6,4 Tây Sơn 6.807 1.073 15,8 3.383 531 15,7 3.424 542 15,8 Vân Canh 1.480 22 1,5 750 13 1,7 730 9 1,2 Tổng 17.869 1.707 9,6 8.878 845 9,5 8.991 862 9,6

Bảng 1.10. Kết quả tỷ lệ % mắc bệnh Fluorosis theo độ tuổi của ba huyện

Vân Canh, Tây Sơn, An Nhơn.

Huyện

8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi

Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % An Nhơn 3.135 172 5,5 3.089 202 6,5 3.358 238 7,1 Tây Sơn 2.175 317 14,6 2.168 339 15,6 2.464 417 16,9 Vân Canh 456 1 0,2 486 9 1,9 538 12 2,2 Tổng 5.766 490 8,5 5.743 550 9,6 6.360 667 10,5 Khảo sát ban đầu tại các cộng đồng có tỷ lệ trẻ bị nhiễm flo răng tại 3 huyện nói trên cho thấy các nguồn nước ngầm dùng cho ăn uống và sinh hoạt có hàm lượng flo cao vượt tiêu chuẩn cho phép (1,5mg/l), có nơi lên đến 6,0mg/l.

Nguyên nhân gây nên bệnh Fluorosis là do hấp thu một lượng lớn flo trong một thời gian dài. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tỷ lệ thuận với số lượng flo hấp thu, sức khỏe của đứa trẻ, độ tuổi và phản ứng cá nhân. Lượng flo hấp thu vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, trong đó nước uống là nguồn cung cấp chủ yếu. Bên cạnh đó flo có thể đi vào cơ thể qua thức ăn như trà, thịt, cá, ngũ cốc, trái cây. Lượng flo trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng của flo trong đất, nước nơi nuôi, trồng. flo cũng có thể được hấp thu từ kem đánh răng, nhất là loại kem có hàm

lượng flo cao. Trẻ nhỏ sử dụng loại kem có hàm lượng flo cao có thể nuốt một lượng kem lúc chải răng. Khi trẻ sống trong vùng có nguồn nước bị ô nhiễm flo, việc nuốt liên tục lượng kem có flo trong thời gian dài sẽ làm tăng mức độ của bệnh Fluorosis.

- Khoa Môi trường - Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý tình trạng ô nhiễm Fluorua trong nước ngầm tại các xã Bình Tường, Tây Giang, huyện Tây Sơn và xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành lấy 45 mẫu nước giếng của các hộ dân trên địa bàn 3 xã (xã Bình Tường, Tây Giang, huyện Tây Sơn và xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Kết quả phân tích tổng hợp trong tháng 7-2006 cho thấy: 27/45 (chiếm 60%) mẫu nước ngầm có lượng F- vượt quá tiêu chuẩn quy định (không quá 1,5mg/l). Trong đó, thôn Hòa Hiệp (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) và thôn Nam Tượng 1 (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn) có 100% mẫu phân tích có chỉ tiêu florua vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Trong các mẫu nước ngầm, hàm lượng florua đo được là 8mg/l và là nguyên nhân chính khiến nhiều người dân ở các địa phương này có biểu hiện bị các bệnh về răng và xương khớp.

- Tại huyện Ninh Hòa - Khánh Hòa, y tế địa phương đã phát hiện nhiều người dân bị bệnh nhiễm flo răng. Tại Ninh Hòa bệnh “chết răng” đã được bệnh viện Ninh Hòa phát hiện từ những năm 90. Báo cáo của đoàn Địa chất Việt Tiệp cho biết n ước ngầm ở vùng Ninh Hòa có chứa nồng độ flo khá cao (2-13 mg/L). Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm NS-VSMTNT Khánh Hoà cho biết: Không chỉ Ninh Hòa có nguồn nước ngầm bị nhiễm nặng flo mà tại huyện Ninh Xuân còn có nhiều xã khác như Ninh Trung, Ninh Phụng, Ninh Thân… nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm nặng flo. Hàm lượng flo trong nguồn nước giếng đào tại Ninh Xuân phổ biến từ 3 – 14 mg/L[12].

- Tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận:

độ flo tại hai xã Phước Hà và Nhị Hà vượt khoảng 6 lần so với mức cho phép (TCVN 5944-1995).

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm flo ở Ninh Hòa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm [2, 3]. Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu địa chất thì vùng Ninh Hòa, cũng như suốt các dải ven biển Nam Trung Bộ rất phát triển các đá Macma xâm nhập và phun trào có thành phần axit. Trong quá trình phong hóa các đá macma axit một lượng flo được giải phóng và phân tán vào môi trường nước. Các nguồn nước khoáng giàu flo (tới 9,2 mg/L) cũng có thể là nguồn ô nhiễm. Mặt khác, liên quan đến các phức hệ đá macma xâm nhập granit trong khu vực thường có các mạch quặng fluorit, là nguồn gốc nhiệt dịch (ở huyện Đồng Xuân, Phú Yên). Nước dưới đất có thể mang theo flo đi ra xa nguồn có vùng khoáng hóa fluorit với khoảng cách lớn.

Do vậy việc ô nhiễm florua trong nước ngầm và đặc biệt trong nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, khai thác và chế biến khoáng sản chứa florua đòi hỏi các phương pháp xử lý an toàn florua.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước ăn uống và sinh hoạt (Trang 26 - 29)