Phương pháp xác định giá trị pH tại điểm đẳng điện

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước ăn uống và sinh hoạt (Trang 44 - 46)

Giá trị trung hòa điện (Point of zero charge-pHpzc) là giá trị pH tại đó bề mặt vật liệu trung hòa về điện. Phương pháp xác định dựa trên giả thiết là các proton H+ và các nhóm hydroxyl OH- là các ion quyết định điện tích, vật liệu trong dung dịch

sẽ hấp thụ H+ hoặc OH-. Điện tích của bề mặt vật liệu phụ thuộc vào pH của dung dịch. Các phân tử kim loại trên bề mặt có thể liên kết hoặc phá liên kết với proton của dung dịch phụ thuộc vào đặc điểm của vật liệu và pH của dung dịch. Do đó, bề mặt tích điện dương khi kết hợp với proton của dung dịch trong môi trường axit và tích điện âm khi mất proton trong môi trường kiềm. [6, 9, 38].

Phương pháp xác định giá trị pH tại điểm đẳng điện-pHpzc của các vật liệu RM, TRM, Mg-RM và Ce-RM tiến hành thí nghiệm như sau: lấy 0,5 gam vật liệu cần nghiên cứu cho vào dung dịch KCl 0,1M, pH của dung dịch được điều chỉnh từ 2-12 bằng dung dịch NaOH 0,1M hoặc HCl 0,1M. Sau khi đạt cân bằng, xác định lại pH của dung dịch, gọi là pH sau (pHf) của dung dịch. Từ đó xác định được ∆pH= pHf – pH.

Vẽ đồ thị pH và ∆pH, đồ thị này cắt trục Ox tại giá trị nào đó chính là pHpzc của vật liệu cần nghiên cứu. Từ đó vẽ đồ thị xác định pHpzc của vật liệu.

Hình 2.3. Đồ thị xác định pHpzc của vật liệu

Giá trị pHpzc cho biết trong điều kiện thí nghiệm đó bề mặt vật liệu mang điện tích âm hay dương, nếu tiến hành thí nghiệm khảo sát các vật liệu trên ở môi trường pH<pHpzc thì bề mặt vật liệu mang điện tích dương (pH<pHpzc), ngược lại bề mặt vật liệu mang điện tích âm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xử lý florua trong nước ăn uống và sinh hoạt (Trang 44 - 46)