Quyết định xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của công ty sản xuất lâm sản hà nội (Trang 28 - 31)

Với các đặc điểm của kênh phân phối và phương thức xuất khẩu như trên công ty mới chỉ duy trì mối liên lạc với những người trung gian mà chưa tiếp

xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng nên công ty chỉ tập trung sử dụng một số phương tiện sau đây:

+Quảng cáo:

Nội dung quảng cáo gồm các thông tin:

20* Thông báo cho thị trường về sản phẩm mới hay ứng dụng mới của các hàng hoá hiện có.

21* Thông báo về sự thay đổi gía.

22* Giải thích các nguyên tắc sử dụng hàng hoá 23* Mô tả dịch vụ .

24* Hình thành hình ảnh của công ty.

25* Công ty sử dụng các phương tiệ quảng cáo sau:

26* Phương tiện báo chí, tập san chuyên nghành trong nước :VietnamNews, Diễn đàn doanh nghiệp...

27* Lịch, sổ tay được công ty in ấn dưới nhiều hình thức. 28* Bưu phẩm gửi trực tiếp, thư riêng...

29* Các phương tiện thông tin như điện thoại, fax, mạng Internet... +Kích thích tiêu thụ bao gồm:

30* Bù trừ mua hàng 31* Giảm giá

32* Chiết khấu các loại

33* Tặng quà lưu niệm miễn phí có mang tên công ty + Tuyên truyền:

Nhằm nhiệm vụ đảm bảo cho công ty danh tiếng tốt, hình thành ý niệm về công ty là một tổ chức trách nhiệm đân sự cao và chống lại những tin đồn và thông tin xấu

+ Xúc tiến bán

Để hỗ trợ và đẩy mạnh bán hàng cá nhân và quảng cáo công ty có phương thức sau:

34* Catolog: Được in ấn bằng tiéng nước ngoài với những thông tin cần thiết về sản phẩm từ kích cỡ, màu sắc, số lượng, bao gói, thời gian hành cập bến gía cả, giá cả, hình thức thang toán...

35* Hàng mẫu: Công ty gửi hàng mẫu cho khách hàng giúp tránh được sự nhầm lẫn về kiểu mẫu, kích cỡ, chất lượng và những khía cạnh khác khi đặt hàng

36* Xuất bản phẩm về công ty bằng tiếng nước ngoài

37* Triển lãm hội chợ thương mại: Đây là một loại phương tiện được công ty đánh giá cao, bởi vì thông qua nó, công ty có thể đi đến các hoạt động mua bán hoặc ký kết hợp đồng thương mại, ngoài ra còn giúp công ty tự đánh giá lại việc kinh doanh của mình và hình thành ý đồ mới trong chiến lược Marketing xuất khẩu.

Qua các quyết định giao tiếp - khuếch trương của công ty, ta thấy ngoài việc triển khai một sản phẩm tốt, định giá hấp dẫn và tiếp cận thuận lợi các mắt hàng về phía khách hàng trọng điểm, công ty còn có một chính sách giao tiếp thương mại cho tập khách hàng trọng điểm một cách phù hợp, hữu hiệu và văn minh. Một vấn đề bàn ở đây dó là công ty chưa xác định rõ được chi phí và lấy ở đâu cho toàn bộ hoạt động giao tiếp - khuếch trương của mình.

*Phân tích tổ chức bộ phận Marketing xuất khẩu.

Bộ phận Marketing xuất khẩu của công ty được tổ chức dưới hình thức phòng kinh doanh,có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh,thực thi các nhiệm vụ đề ra trong chiến lược và đánh giá các kết quả thu được.Dưới sự điều hành của trưởng phòng kinh doanh các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

-Tìm khách hàng và thị trường:Dựa vào các mẫu sản phẩm,nhân viên tiến hành chào hàng và thu thập thông tin về những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm,trên cơ sở đó phân tích,xử lý và so sánh với các thông số sản phẩm của hàng mẫu,đem kết quả thu được chuyển sang phòng nghiên cứu sản phẩm để hoàn thiện mẫu theo yêu cầu của khách hàng.

-Thương lượng đàm phán ký kết hợp đồng.

Đây là bước khá quan trọng,phòng kinh doanh ,giám đốc,các trợ lý cùng với khách hàng cùng bàn bạc,trao đổi đi đến ký kết hợp đồng.

+Các hình thức đàm phán:

38* Đàm phán trực tiếp 39* Đàm phán qua điện thoại

40* Đàm phán qua thư +Các bước đàm phán: 41* Chào hàng 42* Hoàn giá 43* Chấp nhận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44* Xác nhận:Hai bên thành lập hợp đồng,trong đó ghi lại các điều kiện đã thoả thuận,xác nhận qua chẽ ký của người đại diện hai bên,mỗi bên giữ hai bản gốc của hợp đồng.

-Tổ chức thực hiện hợp đồng:Sau khi hợp đồng đã được ký kết,phòng kinh doanh tiến hành thực hiện hợp đồng.Đây là bước mà phòng kinh doanh phải có những kế hoạch cụ thể để thực hiện,giải quyết,xử lý các sự việc xảy ra để thực hiện tiến độ giao hàng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.Các bước tiến hành:

Xin giấy phép xuất nhập khẩu. 45* Chuẩn bị giao hàng. 46* Kiểm tra hàng hoá.

47* Thuê phương tiện trở hàng. 48* Làm thủ tục hải quan. 49* Làm thủ tục thanh toán. 50* Tiến hành giao hàng.

Công việc của phòng kinh doanh loại trừ được những xung khắc giữa chính phủ việc kinh doanh nội địa và xuất khẩu trong nghiệp vụ Marketing.Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá trong hoạt động Marketing của các nhân viên,do đó nâng cao hiệu quả của xuất khẩu và khả năng thâm nhập thị trường thế giới.

Với trình độ của nhân viên và khả năng tài chính không cho phép,phòng kinh doanh chủ yếu tập trung vào khâu giao dịch mà chưa hình thành được các bộ phận Marketing để hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược marketing xuất khẩu lâm sản của công ty sản xuất lâm sản hà nội (Trang 28 - 31)