Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 80)

7. Kết cấu của luận án

2.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

Trên cơ sở kế thừa giá trị tư tưởng của dân tộc và nhân loại cùng với việc khái quát yêu cầu của thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và tiếp cận con người Việt Nam toàn diện trên các mặt chủ yếu cấu thành nên phẩm chất, năng lực của nó, đó là đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Trên cơ sở đó, Người đặt ra yêu cầu phải rèn luyện, giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng con người theo các tiêu chí về đức, trí ,thể, mỹ.

2.3.1. Một số tiêu chí về xây dựng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3.1.1. Con người trong sự phát triển của xã hội phải có đạo đức

Chúng ta nhận thấy rằng, đối với Hồ Chí Minh phẩm chất quan trọng hàng đầu phải là đạo đức. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu của mình khi đề cập đến

vấn đề con người bao giờ Hồ Chí Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh đến phẩm chất đạo đức của con người và xem đó là tiêu chí hàng đầu của con người, con người của xã hội.

Hồ Chí Minh xem chuẩn mực cao quý nhất của đạo đức cách mạng là lòng trung. Lòng trung, trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là lòng trung thành. Theo Người, nếu thiếu lòng trung thì nhân cách con người, đặc biệt là con người cách mạng sẽ bị hoen ố. Trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là “một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự kháng chiến” [93, tr. 416], “phải trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp” [97, tr. 621]. Ở đây, chúng ta thấy rằng chữ trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh khác hoàn toàn khác về chất và có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với chữ trung trong xã hội cũ, đó là trung với nước, trung với dân; nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với dân tộc, thể hiện nghĩa vụ của cá nhân con người đối với Tổ quốc, không chỉ vì mình mà còn vì mọi người.

Không chỉ có lòng trung mà con người trong chế độ xã hội mới cần phải có các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Đó cũng là những tiêu chí cơ bản của đạo đức cách mạng, là nền tảng của đời sống mới. Người ví bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính của con người như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thiếu một mùa thì không thành trời, con người thiếu một đức thì không thành người. Do vậy, con người, đặc biệt là con người cách mạng cần phải có bốn đức tính để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của người cách mạng. Theo Người, tình yêu thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da, dân tộc. Nó đòi hỏi mỗi người phải độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác, phải có thái độ nâng con người lên kể cả những người lầm lạc, không hạ thấp, không vùi dập con người. Người dạy “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa” [99, tr. 554]. Người cho rằng, nếu không có tình thương yêu con người không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý và rất đáng trân trọng của con người xã hội chủ nghĩa.

Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu thiếu sự sáng tạo của con người. Theo Người, tinh thần sáng tạo phải được thể hiện trong quá trình lao động, tức sự sáng tạo phải tìm ra cái mới, phải vì sự nghiệp chung của dân tộc, của nhân dân. Điều đó có nghĩa là sự sáng tạo phải gắn với tiến bộ xã hội. Bởi sự sáng tạo luôn được xem là kết quả của quá trình nhận thức và định hướng con người vươn tới chân thiện mỹ. Con người phát triển toàn diện càng đòi hỏi tinh thần sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.

Không chỉ có vậy, Hồ Chí Minh rằng, một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa là tinh thần quốc tế. Tinh thần ấy bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia. Tinh thần quốc tế trong tư tưởng của Người là phải biết tôn trọng, yêu thương và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu... Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị bốn phương vô sản đều là anh em.

2.3.1.2. Con người trong sự phát triển của xã hội phải có trí tuệ

Trí tuệ là một tổ hợp bao gồm khả năng khái quát hóa thông tin (biến thông tin thành tri thức), năng lực suy luận, tưởng tượng, sáng tạo và quan trọng nhất là khả năng nhận thức bản chất thật sự của sự vật, hiện tượng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người phát triển toàn diện không chỉ có đức, mà còn phải có trí tuệ. Cần phải có trí tuệ để nắm bắt bản chất của sự vật, sự việc, nắm bắt được quy luật vận động, biến đổi của thế giới, vận dụng quy luật và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Người nêu ra một cách cụ thể yêu cầu về trí tuệ cho từng cấp học cụ thể:

Đối với tiểu học cần phải được giáo dục về tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu khoa học.

Đối với trung học thì cần phải có những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà.

Đối với đại học thì cần phải biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, phải được học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn...

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Vì thế, năng lực trí tuệ của con người không chỉ thể hiện ở việc nắm bắt các tri thức của dân tộc, nhân loại trong lịch sử mà còn phải thể hiện ở việc không ngừng sáng tạo, cải

tiến kỹ thuật, có khả năng sử dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.

Trí tuệ của con người không phải là một năng lực tự nhiên mà năng lực đó của con người được hình thành, bổ sung và biến đổi qua thực tiễn. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, để có năng lực trí tuệ cao, con người phải trải qua một quá trình học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật, rèn luyện suốt đời, đào sâu suy nghĩ, học hỏi lẫn nhau, phải được tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, phải được sự hướng dẫn tận tình của người thầy có chuyên môn giỏi và phương pháp giảng dạy tốt.

2.3.1.3. Con người trong sự phát triển của xã hội phải có sức khỏe tốt

Chúng ta đều biết trong thang bậc giá trị cuộc sống thì sức khỏe con người thuộc vào nhóm được ưu tiên nhất. Kể từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ đến khi sinh ra lớn lên và trưởng thành rồi tuổi cao, sự sống còn và phát triển của con người tùy thuộc phần lớn vào yếu tố sức khỏe, cho nên yếu tố sức khỏe là yêu cầu cần thiết và tất yếu của con người phát triển toàn diện.

Với tầm nhìn xa, trông rộng, Hồ Chí Minh nhận rõ, sức khỏe là tài sản quý báu, là hạnh phúc của mỗi người. Người từng nói: ở đời không ốm đau chính là tiên thật sự. Do đó, Người cho rằng, sức khỏe là một trong những yếu tố cơ bản của con người phát triển toàn diện. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một người có sức khỏe tốt phải là người khỏe mạnh về cơ bắp, về mọi khí quan, và đặc biệt là phải có sự dẻo dai, linh hoạt của hệ thần kinh. Sức khỏe của thể chất phát huy sức mạnh của tinh thần, ngược lại, sức mạnh của tinh thần phải thúc đẩy sự tăng thêm năng lực của thể chất. Nếu con người có sự suy thoái về mặt thể chất thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy giảm về mặt tinh thần và ngược lại. Ở đây, có thể thấy rằng, trước

Tuyên ngôn Alma Ata của Tổ chức Y tế thế giới gần nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã có quan niệm đầy đủ và khoa học về sức khỏe. Chính vì vậy, trong tư tưởng của Người, việc bảo vệ, xây dựng đất nước giàu mạnh cũng đồng thời với việc nâng cao sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, tiêu chí về sức khỏe của con người không phải là nhất thành bất biến mà phải luôn biến đổi theo các hình thức biến đổi của lao động. Do vậy, sức khỏe của con người phát triển toàn diện không chỉ là sức mạnh của cơ bắp mà còn là sức mạnh của tinh thần để hoàn thành tốt công việc. Nâng cao sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể cần phải có kế hoạch

cụ thể để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ.

2.3.1.4. Con người trong sự phát triển của xã hội phải có ý thức thẩm mỹ

Ý thức thẩm mỹ là tổng thể các quan niệm, tư tưởng, lý thuyết thẩm mỹ, tình cảm, tâm lý, lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, tư duy văn hóa thẩm mỹ, nghệ thuật… thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh hiện thực khách quan trong những giai đoạn phát triển lịch sử - cụ thể khác nhau của toàn bộ xã hội.

Ý thức thẩm mỹ của con người thể hiện mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực qua việc khám phá và thưởng thức cái đẹp. Nó là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên con người toàn diện, hướng con người vươn tới cái thiện, cái đẹp, cái cao cả, qua đó thúc đẩy con người phấn đấu rèn luyện, hoạt động và cống hiến tài năng của mình cho sự phát triển của xã hội.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người phát triển toàn diện không chỉ có đức, trí, thể mà còn phải có cả ý thức thẩm mỹ. Con người cần phải có ý thức thẩm mỹ để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp trong cuộc sống; để biết rung động và cảm thụ cái đẹp, cái cao cả; để có quan điểm thẩm mỹ đúng đắn và sáng tạo ra cái đẹp.

Theo Hồ Chí Minh, ý thức thẩm mỹ của con người phải được thể hiện ở: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, sự thấu hiểu thông cảm sâu sắc với tình cảnh dân tộc bị áp bức,

quần chúng bị nô lệ;

Hai là, phải biết vạch trần những cái xấu xa, thối nát, đê hèn, dã man của

bọn bán nước và cướp nước, phải biết bảo vệ những người cùng khổ, những người lao động;

Ba là, phải biết xây dựng cuộc sống, hướng về tương lai tươi sáng, về chủ

nghĩa xã hội.

Cái đẹp, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chính là cuộc sống thực tại của con người. Do vậy, Người cho rằng, người có ý thẩm mỹ phải là người thấy được cái đẹp nảy sinh từ cuộc sống thực tại, nó trước hết là cái thật và góp phần hoàn thiện đạo đức. Con người phải biết trân trọng cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp. Trong hoàn cảnh khó sống nhất, gian khổ nhất, con người phải biết vươn tới cái đẹp, sống theo cái đẹp. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sáng tạo, đã sống theo chính quan niệm ấy. Nhật ký trong tù của Hồ Chí

Minh là một minh chứng trong tư tưởng của Người.

thống và hiện đại, thời đại, góp phần tạo nên truyền thống mới. Bởi, trong truyền thống có cái mới và cái cũ, cái đã qua và cái hiện tại. Sáng tạo ra truyền thống mới là sự nghiệp của cả cộng đồng và của nhiều thế hệ. Nhận thức được điều này, Người cho rằng cần phải biết phát huy cốt cách dân tộc, bởi có trước mới có sau, có cũ mới có mới, nhưng chúng ta không được lệ cổ.

Bên cạnh đó, ý thức thẩm mỹ của con người phải được thể hiện ở ý thức phát hiện, nâng cao, sáng tạo giá trị con người. Phát hiện, nâng cao, sáng tạo giá trị con người thực chất là ý thức về mình và về người. Để thực hiện được điều này, Người cho rằng, mọi người phải học cách giáo dục của ông cha, phải hiếu thảo với cha mẹ. Người còn căn dặn: “Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách để... xây dựng con người mới…” [99, tr. 558].

Quan điểm Hồ Chí Minh về con người trong sự phát triển của xã hội phải có ý thức thẩm mỹ đã thể hiện cốt cách của Người. Đúng như nhà văn Liên Xô Ôxíp Manddenxxtam đã nhận xét vào năm 1923: Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải là văn hóa châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.

Đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp to lớn, khó khăn và nặng nề; và sự phát triển của cách mạng, của tiến bộ xã hội đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhất định, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi con người, của mỗi thế hệ và của toàn xã hội. Những phẩm chất trên, một mặt, là những chuẩn mực để đánh giá con người trong thời đại cách mạng; mặt khác, là định hướng cho sự nghiệp bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển con người.

Những tiêu chí mà Hồ Chí Minh đưa ra vừa thể hiện sự tiếp thu những giá trị tích cực khắc phục những hạn chế trong quan niệm về con người trong lịch sử dân tộc, vừa là sự cụ thể hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này.

2.3.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người

2.3.2.1. Bồi dưỡng và giáo dục con người về mặt đạo đức

Khi đề cập đến đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh thường sử dụng thuật ngữ: “Đạo đức mới” [92, tr. 252], “Đạo đức cách mạng” [92, tr. 252], “Đạo đức tập thể” [97, tr. 306], “Đạo đức xã hội chủ nghĩa” [98, tr. 151]…

Đạo đức, như đã trình bày, là một phẩm chất quan trọng hàng đầu của con người. Do vậy, bồi dưỡng đạo đức cho con người là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Đạo đức thể hiện tính nhân văn của xã hội và mỗi con người.

Tiếp nối truyền thống coi trọng đạo đức của dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa đạo đức của nhân loại, đồng thời căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo đến việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam. Để thực hiện được điều này, Hồ Chí Minh đề ra và thực hiện những chủ trương, biện pháp phù hợp với con người và yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

Thứ nhất, phải bồi dưỡng, giáo dục và nâng cao sự hiểu biết đạo đức cách mạng cho con người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên.

Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng cần phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là “đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng của dân tộc, của loài người” [92, tr. 252]. Đạo đức cách mạng -

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 80)