Nhóm tư liệu nghiên cứu một số giải pháp xây dựng con người trong công

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Nhóm tư liệu nghiên cứu một số giải pháp xây dựng con người trong công

CON NGƯỜI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Ở nhóm tư liệu này có thể kể đến công trình nghiên cứu: luận án tiến sĩ

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo thanh niên ở nước ta hiện nay của Đoàn Nam Đàn, bảo vệ năm 2000, từ việc tiếp cận thực trạng vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo thanh niên ở nước ta, tác giả đã chỉ ra kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại. Theo đó, tác giả nêu ra các giải pháp để

khắc phục hạn chế của sự vận dụng đó. Đó là: huy động toàn xã hội tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thanh niên; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục – đào tạo thanh niên; xây dựng tổ chức đoàn, tổ chức hội thực sự vững mạnh đi đôi với việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh để giáo dục – đào tạo thanh niên...Việc tác giả đề xuất những giải pháp trên, một mặt nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong

việc giáo dục - đào tạo thanh niên, mặt khác, góp phần quan trọng vào việc thực

hiện chiến lược trồng người của Đảng.

Công trình nghiên cứu Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam của Đoàn Văn Khái, Nhà xuất bản Lý luận chính

trị, 2005, đã phân tích thực trạng nguồn lực con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Theo tác giả, để tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần phải khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tác giả đã nêu ra ba nhóm giải pháp cơ bản: Nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi phục vụ cho việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người. Trong các nhóm giải pháp đó, tác giả đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục, coi đó là giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong cuốn Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát

triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam của Nguyễn Văn Mạnh (chủ

biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2001, đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Trong đó, về mặt thực tiễn, ngoài việc nêu ra những thành tựu đã đạt được, tác giả còn phân tích những hạn chế trong việc phát triển con người trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội... đang gây bức xúc trong nhân dân, gây bất ổn xã hội, giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Từ sự phân tích đó, theo tác giả, để phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nước ta hiện nay nhằm hướng đến phát triển con người, Nhà nước cần phải phát huy vai trò của mình ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tập trung vào chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách về phát

triển y tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo. Việc phát huy đó phải thực hiện một cách đồng bộ, bởi đây được xem là các giải pháp cơ bản hữu hiệu đối với việc phát triển con người.

Trong Vai trò của nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay của Mai Hữu Thực (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tác giả đã đánh giá sát thực thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập thông qua việc phân tích xem xét các chính sách phân phối cơ bản của Nhà nước ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả nêu ra những quan điểm cần quán triệt trong quá trình phân phối và điều tiết thu nhập của Nhà nước, các giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước đối với phân phối thu nhập thông qua việc làm rõ phương pháp và nội dung tiếp tục cải cách, hoàn thiện các chính sách phân phối nhằm tạo sự công bằng trong xã hội, hướng đến sự phát triển con người.

Trong Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới

của Nguyễn Thị Thanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011;

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 đổi mới (1986 - 2011) của Đinh Xuân Lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2011,

các tác giả đã tập trung vào việc phân tích cơ sở của việc hình thành các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ở cả phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn; tìm hiểu và phân tích một số nội dung chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; kết quả thực hiện chính sách xã hội trên một số lĩnh vực như xóa đói, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội trong sự nghiệp đổi mới. Bước đầu đánh giá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách xã hội, những mặt đã đạt được, chưa đạt được trong việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm phát triển con người. Trên cơ sở của sự phân tích đó, các tác giả nêu ra một số kinh nghiệm trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội. Các kinh nghiệm rút ra vừa mang tính kết luận nhưng đồng thời vừa mang tính giải pháp cho sự phát triển xã hội của việc thực hiện chính sách xã hội.

Chính sách xóa đói, giảm nghèo, thực trạng và giải pháp do Lê Quốc Lý (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2012, đã luận giải về đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo,

những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách đó. Từ đó đề xuất những giải pháp để xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đó là: đổi mới tư duy từ thiết kế đến thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo; phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu quả vốn cho xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển thị trường cho người nghèo; tăng cường giáo dục – đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo; hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xóa đói, giảm nghèo; nâng cao tính thống nhất đồng bộ của hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo; nâng cao chất lượng công tác xóa đói, giảm nghèo; tạo lập văn hóa làm giàu, quyết tâm xóa đói giảm nghèo trong tầng lớp nhân dân và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong xóa đói, giảm nghèo.

Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của Võ Thị Hoa, Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, đã phân tích những mặt đạt được trong việc thực hiện công bằng xã hội của nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra và phân tích những hạn chế của vấn đề này, đó là chính sách pháp luật chưa đồng bộ, chính sách phân phối thu nhập, chính sách xã hội chất lượng chưa cao, việc thực hiện các chính sách còn lúng túng, tình trạng tham ô, tham nhũng đang trở thành lực cản của sự phát triển xã hội. Từ việc phân tích một số hạn chế đó, tác giả đưa ra một số giải pháp về phát triển kinh tế, xây dựng và hình thành hệ thống pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả đảm bảo việc thực hiện công bằng xã hội. Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế với chính sách xã hội đảm bảo công bằng xã hội. Nâng cao vai trò của Đảng và các tổ chức xã hội đối với Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.

Trong Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

hiện nay, luận án tiến sĩ của Trịnh Duy Huy, bảo vệ năm 2007, từ việc tiếp cận

những biến đổi của đạo đức do sự tác động của kinh tế thị trường, tác giả chỉ ra những suy thoái đạo đức trong xã hội. Để khắc phục những suy thoái đạo đức trong xã hội, theo tác giả cần phải xác lập cơ sở vững chắc, xây dựng kỷ cương xã hội nghiêm minh; phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trên phạm vi toàn xã hội. Sự thực hiện đồng bộ các giải pháp đó chính là phương thức bảo đảm cho việc xây dựng thành

công nền đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu Ý thức đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ của Lê Thị Tuyết Ba, bảo vệ năm

2009, chỉ ra sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã đến mức báo động, thậm chí là hết sức cấp bách. Theo tác giả, để đạo đức thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển bền vững thì cần phải thực hiện các giải pháp kinh tế, pháp luật, giáo dục toàn diện con người. Đây chính là những phương thức hình thành và phát triển ý thức đạo đức một cách chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo.

Ngoài ra còn phải kể đến Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới và hội nhập của Nguyễn Văn Dân, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội,

2011. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích con người và văn hóa Việt Nam sau gần 30 đổi mới, đã chỉ ra những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong phát triển con người và văn hóa Việt Nam. Đó là: giải pháp về chính trị và tư tưởng để xây dựng con người và văn hóa Việt Nam tiên tiến bao gồm tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, ổn định chính trị, phát huy tư tưởng chính trị khoan dung. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu một số giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của các giá trị văn hóa truyền thống; một số giải pháp cho tiếp thu văn hóa thế giới; giải pháp tiếp thu các nhân tố khoa học và công nghệ. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến giải pháp về đường lối chính sách, giải pháp về giáo dục, phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Trong các công trình nghiên cứu Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng chống suy thoái tư tưởng đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên của Vũ Văn Phúc, Ngô Văn Thạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2001; Phòng chống tệ nạn xã hội của Trần Đức Châm, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2007, Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay của Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; Góp phần chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012, trên cơ sở phân tích các hiện tượng về sự suy thoái đạo đức – tư tưởng chính trị trong xã hội ta hiện nay, các tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hiện tượng xã hội đầy

tiêu cực này; trong đó, nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật và phát triển văn hóa dân tộc.

Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy, từ việc phân tích thực trạng xây dựng con người, các tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm khắc phục một số hạn chế còn tồn tại trong xây dựng con người ở một số khía cạnh cụ thể. Chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra giải pháp xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Như vậy, qua trên chúng ta thấy rằng, nhiều mảng, khuynh hướng nghiên cứu khác nhau đã dần làm sáng tỏ và kết nối các vấn đề của thực tiễn với tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người. Đã có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người; một số công trình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chủ đề mà luận án tập trung nghiên cứu là Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu mà luận án mong muốn sẽ

góp phần bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam.

Trên cơ sở tổng quan các thành tựu đã đạt được liên quan đến đề tài của luận án có thể tiếp thu, kế thừa thì còn một số vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu từ góc độ nghiên cứu của luận án:

Một là, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đã

tập trung vào các nội dung: Bản chất con người, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại, con người trong các mối quan hệ nhà – làng – nước, vị trí và vai trò của con người,... chưa có công trình nào nghiên cứu con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở hai khía cạnh, khía cạnh con người với tư cách một cá nhân, con người với tư cách là con người xã hội để trên cơ sở đó chỉ ra vai trò động lực và mục tiêu của con người trong sự phát triển xã hội. Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu này chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người và sự

vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

dựng con người như phần tổng quan đã đề cập đến. Nhưng ở đó, các tác giả khai thác tư tưởng của Người về vấn đề này hoặc dưới góc độ văn hóa, hoặc dưới góc độ xã hội, hoặc dưới góc độ giáo dục...

Ba là, có một số công trình nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về

con người, xây dựng con người đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay nhưng chỉ chuyên sâu về một khía cạnh nào đó như: từ việc phân tích vai trò của con người với tư cách là nguồn lực phát triển xã hội đến việc đưa ra các các giải pháp nhằm xây dựng con người; từ việc phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về trí tuệ của con người đến việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển trí tuệ con người

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)