2.1 Đối với Bộ GD-ĐT.
- Cần thay đổi các đánh giá hạnh kiểm của học sinh ở cuối mỗi năm học một cách chung chung ở 4 mức độ: tốt, khá, trung bình và yếu như hiện nay không đánh giá một cách chính xác sự rèn luyện của HS;
- Cần tăng cường biên soạn nhiều hơn nữa những tài liệu về GDĐĐ cho HS, GV học tập, tham khảo, nghiên cứu. Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp quy chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS cho các trường học nói chung và các trường THPT nói riêng;
- Bổ sung nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện kỹ năng sống cho HS vào chương trình chính khóa hay ngoại
khóa để năng cao hiệu quả giáo GDĐĐ cho HS. Đặc biệt là coi trọng việc dạy môn GDCD ở trường phổ thông và có thể đưa môn GDCD vào môn thi tốt nghiệp phổ thông hay có thể tính hệ số cao ở kết quả cuối năm.
2.2 Đối với Sở GD-ĐT.
- Cần chỉ đạo các trường phổ thông cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ từng năm học. Hàng năm tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về GDĐĐ để các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau;
- Chỉ đạo HT các trường cần tăng cường quản lý công tác GDĐĐ cho HS; cần lồng ghép, tích hợp các nội dung này vào các môn học; khen thưởng những trường học, những cá nhân làm tốt công tác này trong mỗi năm học;
- Yêu cầu các trường học phải thực hiện tốt những điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, xem đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thi đua hay khen thưởng hàng năm;
- Cần bổ sung biên chế cho các trường THPT một GV làm công tác tư vấn cho HS về các nội dung: tâm sinh lý, một số kiến thức về giới tính… điều này rất cần cho việc nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS;
- Quan tâm đầu tư các điều kiện về vật chất và tinh thần phục vụ cho các hoạt động GDĐĐ cho HS. Yêu cầu bắt buộc các trường học phải có tủ sách đạo đức và tăng cường sách đạo đức cho các trường học.
2.3. Đối với gia đình HS.
- CMHS phải nhận thức đúng về trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức cũng như việc nuôi dạy con em. Phải thường xuyên quan tâm việc học hành và nhất là giờ giấc sinh hoạt, việc rèn luyện, tự giáo dục của con em;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp do nhà trường tổ chức, dự các buổi họp do GVCN, thầy cô quản sinh mời đến hay tăng cường sử dụng hiệu quả tin nhắn điện tử để trao đổi tình hình học tập và rèn luyện của con em;
- Luôn gương mẫu trong lối sống, trong cách cư xử với người thân trong gia đình, bà con lối xóm và thầy cô giáo, nhân viên nhà trường.
- Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương cần phối kết hợp và hỗ trợ nhà trường về điều kiện vật chất, phối hợp tốt với nhà trường trong công tác tạo môi trường lành mạnh, an toàn xung quanh trường học để giúp công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả tốt nhất;
- Xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh ở xung quanh nhà trường. Tạo điều kiện tốt cho HS tham gia các phong trào, công tác xã hội qua đó nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.
2.5. Đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- HT mỗi trường phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, coi đây là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong từng năm học;
- Đội ngũ CB-GV-NV của nhà trường phải luôn hỗ trợ, phối hợp tốt với hiệu trưởng, đoàn thể và các bộ phận trong nhà trường đặc biệt là GVCN và Đoàn TN trong công tác GDĐĐ cho HS;
- HT phải biết kết hợp tốt ba môi trường: Nhà trường-Gia đình-Xã hội, tuyên truyền, vận động các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS và có ý thức tích cực tham gia nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này;
- Tăng cường đầu tư kinh phí, tạo các sân chơi lành mạnh, cải tiến nội dung và hình thức tổ chức sao cho thu hút và hấp dẫn HS. Đặc biệt là thực hiện thành công phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong mỗi nhà trường.
Người viết
Từ Ngọc Long DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO