Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Một phần của tài liệu skkn những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt phước thiền (Trang 30 - 32)

* Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn

Xây dựng, tôn tạo cơ sở vật chất, môi trường, cảnh quan nhà trường; tổ chức cho HS tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh, đảm bảo trường lớp luôn sạch sẽ, thoáng mát; HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, nhà vệ sinh giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân; phòng học có đủ bàn ghế chuẩn của GV và HS, có tủ trưng bày sản phẩm học tập của HS, bảng chống loá. Hệ thống điện, quạt, ánh sáng, được tu bổ thường xuyên, đảm bảo an toàn; an ninh, an toàn trong trường học được đảm bảo, không có bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; có nhà vệ sinh riêng cho GV và HS, được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan môi trường, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

* Thực hiện dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS

Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo cho HS, giúp các em tự tin trong học tập. HS cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp phù hợp để việc dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao.

* Rèn kỹ năng sống cho HS

Rèn cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp với tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm; rèn kỹ năng ứng xử có văn hoá, nếp sống văn minh đô thị, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; không mắc các tệ nạn xã hội. Có thói quen rèn sức khoẻ, biết chơi các môn thể thao dành cho HS trung học; có kĩ năng phòng chống ma túy, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi năng khiếu một cách thiết thực; tổ chức các trò chơi dân gian theo chương trình và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp lứa tuổi.

* HS tham gia chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá

Tổ chức cho HS các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương, hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ. Nhận chăm sóc di tích Đền Liệt sỹ Huyện, giúp đỡ các bạn là con gia đình chính sách (có hoàn cảnh khó khăn). Giới thiệu truyền thống lịch sử văn hoá huyện Nhơn Trạch với bạn bè, khách du lịch.

* Cách thực hiện giải pháp:

a) Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Để công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức được xây dựng để HS phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua đó nhằm GD HS thành con người có nhân cách toàn diện.

- Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho HS phải dựa trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính của ngành GD và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung tiêu chuẩn đạo đức phải được đưa ra thảo luận dân chủ, công khai, thẳng thắn, trong hội đồng nhà trường, ban đại diện CMHS và HS, sau đó thống nhất thành các chuẩn mực đạo đức để các em thực hiện.

- Sau khi xây dựng và thống nhất về chuẩn mực đạo đức để HS rèn luyện, phấn đấu thì nhà trường, gia đình và xã hội phải có biện pháp theo dõi, giám sát để đánh giá, xếp loại đúng, chính xác, khách quan đạo đức của các em. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được sự nổ lực phấn đấu, rèn luyện tư cách đạo đức của HS trong quá trình học tập ở trường cũng như mọi sinh hoạt tại gia đình và cộng đồng nơi cư trú. Trên cơ sở các tiêu chí đã đặt ra, trong các buổi sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp phải tổ chức kiểm điểm những việc đã làm được và biện pháp để thực hiện những việc chưa làm được.

- Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm làm cho HS thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật… để từ đó HS coi chuẩn mực là hướng phấn đấu, là quy tắc ứng xử trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

b) Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” sáng tạo”

Trong nhà trường muốn HS luôn tuân thủ tốt các qui định của nhà nước, nội qui của nhà trường, phấn đấu thành người tố, trước hết mỗi CB-GV-NV phải là tấm gương sáng cho mọi HS học hỏi và noi theo. Do đó nhà trường mà đứng đầu là HT phải có giải pháp tốt nhất để thực hiện nội dung này.

- HT ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động do HT trực tiếp là trưởng ban. Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện, phát động phong trào thi đua trong toàn trường. Nội dung cuộc vận động phải được quán triệt trong CB- GV-NV và cuộc vận động này phải gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- HT và các cán bộ chủ chốt, thành viên trong ban chỉ đạo phải là những người gương mẫu thực hiện, gương mẫu trong tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong công tác quản lý và công tác chuyên môn.

- Công đoàn, Đoàn TN và GV phải phối kết hợp nhau thực hiện tốt cuộc vận động. Công đoàn phải xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt tọa đàm trong CB-GV-NV về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đoàn TN phối hợp với các bộ phận tổ chức sinh hoạt và GD truyền thống địa phương, truyền thống tôn sự trọng đại trong những dịp Lễ trong năm. GV tiến hành ký cam kết với nhà trường, tích cực hưởng ứng, thực hiện nội dung chương trình cuộc vận động, không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất nhà giáo, có lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học, ngoại ngữ, đạt chuẩn nghề nghiệp GV.

Một phần của tài liệu skkn những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt phước thiền (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w