c) Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
3.2.7 Đẩy mạnh xã hội hóa GD trong công tác quản lý GDĐĐ cho HS.
Đây là giải pháp then chốt trong hoạt động GDĐĐ cho HS, vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức đoàn thể. Vì thế, để công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao, không một cơ quan đơn vị hay một cá nhân nào có thể độc lập phụ trách mà phải phối kết hợp cả một hệ thống chính trị xã hội, phải có sự phối hợp tốt giữa ba môi trường: Gia đình- Nhà trường- Xã hội.
* Mục tiêu của giải pháp:
Nhà trường, gia đình và XH phải có sự thống nhất về mục tiêu GDĐĐ cho HS. Có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo được sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào việc GDĐĐ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu GD, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của HS, xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt trong sạch, lý tưởng góp phần thực hiện thành công kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho HS.
* Nội dung thực hiện giải pháp:
Phân rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội. Qua việc thống nhất mục tiêu GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho HS. Nhà trường chủ động chỉ cho HS thấy những khả năng, ưu thế của các em trong việc GD, giúp HS nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc GDĐĐ. Nhà trường cần kết hợp cả một hệ thống chính trị trong và ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục HS, tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc GDĐĐ cho HS.
* Cách thực hiện giải pháp:
Để huy động sức mạnh tổng hợp trong công tác GDĐĐ cho HS, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- gia đình- xã hội. Trong đó, nhà trường có chức năng GD, giữ vai trò chủ đạo trong công tác GD thế hệ trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS. Điều này đã được khẳng định trong nguyên lý GD: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Ba môi trường, ba yếu tố nầy có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, nếu coi nhẹ một yếu tố nào đều làm suy giảm hiệu quả của việc GD này. Do đó cần tập trung một số việc như sau:
* Về phía nhà trường:
HT cần xây dựng tập thể CB-GV-NV đoàn kết, nhất trí và vững mạnh cùng hướng đến một mục tiêu chung về công tác GD của nhà trường nói chung và công tác GDĐĐ cho HS nói riêng. HT cần có kế hoạch, nội dung cụ thể phù hợp với sự chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hiệu quả GDĐĐ cho HS ngày càng cao và bền vững.
Nhà trường là cái nôi của trí tuệ, là nơi giúp các hành vi đạo đức của HS chuyển từ tự phát sang tự giác. GDĐĐ cho HS là phải làm cho các chuẩn mực giá trị đạo đức trở thành nhu cầu khát khao bên trong của HS. Muốn vậy, tất cả các hoạt động trong nhà trường phải mang tính GD một cách có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Mỗi GV và nhân viên trong nhà trường thật sự phải là tấm gương sáng cho HS noi theo, gương mẫu trong lời nói, việc làm, trong ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Muốn làm được điều này, mỗi CB-GV-NV phải luôn luôn học tập và rèn luyện đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện đúng quy định những điều không được làm trong Điều lệ của trường trung học, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tất cả, điều được thể chế trong nội dung thi đua của nhà trường.
HT cần xây dựng nhà trường nề nếp, kỷ cương, chặt chẽ theo quy định của nội quy, Điều lệ của trường trung học, Luật GD, chuẩn đạo đức nhà giáo…
Đối với GVBM, cần xác định trách nhiệm dạy chữ-dạy người, xác định GD vừa truyền thụ kiến thức vừa hình thành và phát triển nhân cách-rèn luyện kỷ năng sống cho HS. Trong quá trình GDĐĐ cho HS, Thầy cô giáo hãy là người tư vấn, chia sẻ, gần gũi với các em, biết lắng nghe những tâm sự, những khúc mắc, rồi hướng HS tự tìm ra cách giải quyết các mâu thuẫn. GV nên có cách nghĩ và ứng xử sao cho đúng đạo nghĩa là Thầy, đừng để cho hệ thống luật pháp xử mạnh đối với những hành vi bạo lực đối với HS. Các Thầy cô giáo hãy ứng xử sao cho hình ảnh của Thầy Cô giáo luôn in đậm mãi trong tâm trí của HS, làm cho HS thêm yêu mến trường lớp hơn, hăng hái học tập hơn, góp phần phát triển nhân cách của các em sau này.
Mỗi tuần trong tiết sinh hoạt chào cờ, HT cần có kế hoạch dành khoảng 10-15 phút cho nội dung sinh hoạt đạo đức cho HS. Nội dung, trong đó cần khuyến khích nêu gương những HS có hoàn cảnh khó khăn, có đạo đức tốt vượt khó học giỏi và đồng thời phân tích những hành động xấu, tốt, phê bình những HS có đạo đức chưa tốt để GD và ngăn ngừa những HS khác vi phạm.
HT cần xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; có kế hoạch tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS. HT phối hợp với chính quyền địa phương nơi cư trú của HS để tổ chức tốt việc rèn luyện trong hè cho HS có hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc này cho địa phương và gia đình.
* Về phía gia đình:
Gia đình gắn bó với các em trong phần lớn cuộc đời, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, trẻ em thường hay tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử của gia đình. Cha mẹ là hình mẫu nhân cách, là người thầy đầu tiên của con cái, là người xây dựng nền tảng nhân cách đầu tiên cho các em.
Gia đình là môi trường GD đầu tiên, gần gũi nhất và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách của HS. Do đó, mỗi gia đình cần phải định hướng GD con em theo những chuẩn mực giá trị đạo đức chung của xã hội. Những chuẩn mực đạo đức đó là: kính trọng Ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt
phải biết thương yêu, nhường nhịn, chia sẻ- giúp đỡ lẫn nhau, những đức tính cá nhân: tính trung thực, tính khiêm tốn, vị tha, cảm thông… Khi các em có những phẩm chất đạo đức này thì khi ra xã hội các em mới có thể chung sống dễ dàng với những người xung quanh.
HT cần chỉ đạo cho GVCN, GVBM thường xuyên phối hợp với CMHS, giúp họ nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con em. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển cơ bản về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ. Đối với những gia đình không quan tâm đến con em, GVCN cần thường xuyên gặp gỡ với gia đình HS, giải thích cho họ hiểu và thấy rõ trách nhiệm của gia đình trong việc GD. Đối với những HS mồ côi hay gia đình ly dị, GVCN phải thực sự giáo dục HS bằng tình thương như cha mẹ, nhằm bù đắp những tình cảm mà các em đang thiếu thốn. Đối với những gia đình HS mà cha mẹ thiếu gương mẫu, nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện và giúp đỡ, thuyết phục họ sống mẫu mực, để làm gương cho con của họ. Đối với những gia đình GD không đúng cách, GVCN có trách nhiệm hướng dẫn họ thay đổi phương pháp GD cho đúng, cho phù hợp.
HT và GV nhà trường cần yêu cầu mỗi gia đình tạo điều kiện động viên con em tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động của Đoàn TN, hoạt động tình nguyện trong nhà trường và tại địa phương.
Đối với gia đình, cần xây dựng môi trường thân thiện, mọi thành viên đều thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, người lớn gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử, nên dành thời gian nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của các em. Kịp thời động viên, an ủi khi các em gặp khó khăn, chú ý uốn nắn những hành vi lệch chuẩn đạo đức. Xây dựng cho các em tính cách thân thiện, chan hòa với mọi người, sống có ước mơ-hoài bảo. Hàng ngày nên quan tâm nhắc nhở, dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học của các em. Xem sổ liên lạc hay tin nhắn điện tử của nhà trường gửi về cho gia đình hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. CMHS bằng các phiên họp định kỳ hay gặp gở GVCN, quản sinh là điều kiện để nắm bắt được tình hình học tập
và rèn luyện đạo đức của con em, mà có cách phối hợp tốt hơn trong việc GDĐĐ cho HS ở nhà.
* Về phía xã hội:
GD của xã hội là sự tiếp tục phát triển những giá trị đạo đức của HS được hình thành từ trong gia đình và nhà trường. GD xã hội là GD bằng cơ chế chính sách xã hội, bằng kỷ cương, luật pháp, bằng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Muốn cho công tác GD của xã hội có hiệu quả thì vai trò của nhà trường cũng rất quan trọng. Nhà trường thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS như sau:
HT tham mưu với các cơ quan chức năng ở địa phương làm sạch môi trường GD ở địa phương, nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS như: tình trạng những dịch vụ Internet mở ra nhiều ở địa phương quanh khu vực trường học; tình trạng bán rượu, thuốc hút cho HS; những tụ điểm chiếu phim thiếu lành mạnh; tụ điểm đánh bài, bi da, đá gà…
HT tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các khu vui chơi-giải trí, thành lập các câu lạc bộ thể dục- thể thao dành riêng cho thanh thiếu niên; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hưởng ứng các cuộc vận động lớn “Xây dựng các khu dân cư văn hóa”, “Ngày Gia đình Việt Nam”, thông qua hệ thống truyền thanh ở địa phương để tuyên truyền về công tác GDĐĐ cho HS trong gia đình. HT phối hợp với Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Ban đại diện CMHS, công an địa phương… Nhà trường nên có những thông báo về những hành vi sai trái của HS về cho gia đình và địa phương biết, để những tổ chức này tiếp tục giúp đỡ CMHS giải quyết những khó khăn, vướng mắc của gia đình nhằm giáo dục HS tốt hơn. HT cần phối hợp với ngành y tế tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD về giới tính, GD về phòng chống một số bệnh khác trong các chương trình ngoại khóa. Phối hợp với ngành công an tuyền truyền về pháp luật, về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Tóm lại, nếu thực hiện tốt việc phối hợp GDĐĐ cho HS ở ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tạo nên những sức mạnh tổng hợp giúp cho việc GDĐĐ cho HS ở trường đạt kết quả tốt hơn.
* Điều kiện thực hiện:
Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của ngành, kế hoạch năm để xây dựng kế hoạch xã hội hóa GD trong công tác GDĐĐ cho HS. Bên cạnh đó phải có các lực lượng trong và ngoài nhà trường đều nhiệt tình tham gia.
- Đối với HS vi phạm nội quy, khi được mời, cha mẹ phải đến gặp gở trao đổi và thực hiện cam kết phối hợp với nhà trường trong việc GD con em, tránh trường hợp “khoán trắng” cho nhà trường.
- Ban Đại diện CMHS phải tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác GDĐĐ cho HS thông qua đến việc đến thăm lớp, động viên, khuyên bảo hay phối hợp với gia đình của HS chưa ngoan để tác động về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm trách nhiệm của cha mẹ đối với con em. Giúp HS có sân chơi giải trí lành mạnh, chính quyền địa phương cần có sự đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, sinh hoạt. Đồng thời còn phải làm trong sạch những khu vực xung quanh trường học trả lại sự sinh hoạt an toàn và môi trường lành mạnh cho HS.
- Các phương tiện thông tin, giải trí giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cũng như giải trí cho HS. Các bộ phận phụ trách về thông tin, văn hóa phải đẩy mạnh việc quản lý kiểm tra, chọn lọc các nguồn văn hóa phẩm như sách, báo, truyện, trang web điện tử ngăn chặn các nội dung xấu, không lành mạnh giúp cho giới trẻ tiếp nhận những thông tin có sự chọn lọc và có lợi ích thiết thực trong việc thu thập thông tin, mở rộng kiến thức…
- NHà trường kết hợp tốt với chính quyền địa phương như: Công an, Hội cựu chiến binh, Phòng tư pháp… để có những đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thống địa phương cho học sinh.