IV – CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
3.1 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
BHXH Việt Nam cần phải kiểm lại toàn bộ các văn bản quy định về các cách thức tiến hành triển khai nghiệp vụ, nếu còn thấy chưa hợp lý nhất thiết phải nhanh chóng sửa đổi hoặc bổ sung, nhằm tạo điều kiện cho quá trình thực hiện nhiệm vụ được nhanh gọn, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống và phù hợp với các chính sách khác của Đảng và Nhà nước.
Cần có biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ trong ngành có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với những đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cơ quan BHXH ở các cấp phải thường xuyên tiếp cận thực tế, lắng nghe ý kiến của người tham gia, kịp thời giải đáp thắc mắc, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến hoạt động của ngành BHXH. Có như vậy mới tạo long tin của người lao động khi tham gia BHXH.
3.2 Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ
cũng cần phải tuyển them và đào tạo cán bộ phục vụ cho việc phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động quản lý.
Cần phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để phát triển Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, qua đó nâng cao năng lực tổ chức, đào tạo cán bộ trong và ngoài ngành của Trung tâm, phục vụ cho quá trình đổi mới và hoàn thiện trong toàn bộ hệ thống.
3.3 Nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra quản lý BHXH
Để công tác kiểm tra có hiệu lực, các văn bản kết luận và xử lý sau kiểm tra phải được nghiêm túc thực hiện. Song xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đối tượng kiểm tra có thể cố ý giải trình, trì hoãn hoặc phủ nhận không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để các kết luận xử lý sau kiểm tra. Vì vậy để đảm bảo các văn bản kết luận xử lý sau kiểm tra có hiệu lực thi hành thì:
- Các văn bản kết luận, xử lý sau kiểm tra phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục và đúng thẩm quyền. Nội dung các văn bản phải rõ ràng khách quan, chính xác và đầy đủ thông tin cần thiết đến những vấn đề kết luận xử lý. - Văn bản kết luận phải đảm bảo tính thực thi, tức là việc kết luận xử lý phải đảm bảo cho đối tượng được kiểm tra thực hiện. Trong công tác quản lý BHXH, việc quản lý thu đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và việc giải quyết chế độ ở nhiều thời kỳ khác nhau, có liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết trước và sau đó vì thế việc ra văn bản không thể máy móc, dập khuôn.
- Tuyên truyền giải thích về chế độ chính sách BHXH, về các nội dung sai phạm để đối tượng được kiểm tra hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ.
tượng cố tình không thực hiện phải có biện pháp nghiêm khắc hơn, nếu cần thiết thì ra quyết định phúc tra việc chấp hành kết luận xử lý sau kiểm tra.
3.4 Áp dụng công nghệ thông tin
- Cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý đối với toàn bộ cán bộ BHXH.
- Chủ động chuẩn bị lực lượng và đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin, trang bị tin học cơ bản cho tất cả các cán bộ công chức BHXH. Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin phải làm chủ công nghệ truy nhập, xử lý dữ liệu, truyền tải thông tin; thường xuyên nâng cấp phát triển phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý.
- Hệ thống công nghệ thông tin BHXH phải đảm bảo tính thống nhất và khả năng giao tiếp chia sẻ tài nguyên. Phải đáp ứng tính an toàn và bảo mật cao.
3.5 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH
Cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trọng để thực thi công việc một cách có hiệu quả. Trong điều kiện như hiện nay thì cơ quan cần phải trang bị một số yếu tố sau:
- Đầu tư sơ sở trang thiết bị cần thiết nơi làm việc để đặt nền móng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tin học toàn đơn vị, toàn ngành.
- Hơn nữa cơ quan cũng nên trang bị hệ thống máy vi tính đồng bộ cho từng bộ phận để từng bước đưa toàn bộ danh sách đối tượng tham gia, hồ sơ đang quản lý vào máy vi tính để việc quản lý chặt chẽ và tiện lợi hơn cho việc nghiên cứu.
- Ngoài ra cơ quan nên trang bị ô tô chuyên dung để làm nhiệm vụ chuyển tiền mặt đến Kho bạc và để chi trả cho các đối tượng.
3.6 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, với BHXH các cấp.
Hàng tháng cơ quan phải có báo cáo kịp thời về tình hình thực hiện công tác BHXH cho các cấp ủy và chính quyền để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đặc biệt đối với những đơn vị nợ đọng BHXH phải thông qua cấp ủy và công đoàn của các đơn vị quản lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.
Ngoài ra cơ quan cũng phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm quản lý với BHXH các nước bạn. BHXH phải cụ thể hóa và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH cấp dưới thực hiện một cách chính xác.
KẾT LUẬN
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia vì nó liên quan đến hàng triệu người lao động. BHXH đã và đang được phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới không chỉ vì mục đích an sinh xã hội mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển ổn định nền kinh tế đất nước. BHXH có mói liên hệ mật thiết với nền kinh tế quốc dân. Ngày nay không ai phủ nhận vai trò tích cực của BHXH đối với nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế cũng có tác động ngược trở lại đối với chính sách BHXH. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng nâng cao, hoạt động BHXH càng đa dạng phong phú.
Để nâng cao vai trò của chính sách BHXH cần phải nâng cao khả năng tài chính của quỹ BHXH. Quỹ BHXH có vững mạnh thì mới đảm bảo an toàn cho người lao động.
Tuy nhiên, do hệ thống BHXH Việt Nam mới hình thành nên quy mô quỹ còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Do vậy phải quản lý quỹ một cách có hiệu quả thì mới phát triển được quỹ. Đây cũng là một yêu cầu bức thiết cần phải đặt ra cho hệ thống BHXH Việt Nam.