Đánh giá chung về công tác quản lý quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

IV – CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1. Đánh giá chung về công tác quản lý quỹ BHXH

1.1 Thuận lợi

Trong quá trình hoạt động BHXH đã có những thuận lợi để thực hiện tốt công tác của mình:

- Với cơ chế mới, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, số lượng lao động tham gia sản xuất trong các thành phần kinh tế cũng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam mở rộng đối tượng và tăng thu BHXH.

- BHXH được tiếp nhận và kế thừa những kinh nghiệm công tác BHXH của đội ngũ công chức, viên chức từ hai ngành Lao động Thương binh xã hội và Tổng liên đoàn Lao động chuyển sang. Vì vậy ngay từ những ngày đầu thành lập, BHXH Việt Nam đã có những kế hoạch thực hiện kịp thời nhiệm vụ của mình mà không bị ách tắc hoặc gây ra những xáo trộn nào trong thời gian chuyển giao nhiệm vụ và nhân sự

- Ngay từ những ngày đầu thành lập và trong quá trình hoạt động, BHXH Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, của các Bộ ngành và các tổ chức đoàn thể đối với công tác BHXH nói chung và đối với hoạt động của cơ quan BHXH nói riêng.

- BHXH Việt Nam thường xuyên nhận được sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của Bộ Lao động thương binh xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Viện kiểm soát nhân dân, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

- BHXH Việt Nam đã có quan hệ với nhiều tổ chức BHXH của các nước, các tổ chức quốc tế trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để BHXH Việt Nam học hỏi các kinh nghiệm trong lĩnh vực BHXH để hoàn thiện hơn nữa hoạt động BHXH ở Việt Nam.

1.2. Khó khăn

- Số lượng, trình độ chuyên môn của phần đa các cán bộ, nhân viên trong ngành chưa đáp ứng được cho hoạt động BHXH trong thời kỳ mới. Với một số lượng lớn công việc trong triển khai thu BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động theo quy định của Luật, đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn và đầy đủ cho các đối tượng tham gia, nhưng trong toàn ngành thì nguồn nhân sự có thể nói là “vừa thiếu vừa yếu”. Phần lớn công chức, viên chức vào thời điểm này

chưa được đào tạo cơ bản về công tác tài chính, lao động, tiền lương và nhất là về lĩnh vực BHXH. Do vậy không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trang thiết bị, trụ sở, phương tiện phục vụ cho hoạt động BHXH còn thiếu thốn, nhất là ở các địa phương, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu công việc.

- Theo quy định của Điều lệ BHXH, quỹ BHXH được hình thành và hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, điều đó cũng có nghĩa là quỹ BHXH phải tự cân đối thu chi. Nhưng trên thực tế khả năng này lại chưa thực hiện được vì lý do sau:

+ Để đảm bảo cho quỹ BHXH tự cân đối thu chi, bắt buộc mức hưởng chế độ BHXH phải được định ra trên cơ sở mức đóng BHXH, hay nói cách khác mức đóng và mức hưởng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ và nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc mức hưởng phải thấp hơn mức hưởng khi đang làm việc, mức hưởng phải thấp hơn mức đóng, còn thấp hơn đến mức nào thì tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Nhưng vì mức đóng và mức hưởng có sự chênh lệch đáng kể, đóng 22%, hưởng tối đa 75%. Với tỷ lệ chênh lệch này, quỹ BHXH khó có thể tự cân đối thu chi nếu không có sự đóng góp và hỗ trợ thêm của Nhà nước.

+ Với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu chi, quỹ BHXH phải thường xuyên được bổ sung nguồn tài chính từ các hoạt động đầu tư tài chính của mình. Hiện nay, quỹ BHXH thực hiện nhiệm vụ bảo toàn và tăng trưởng bằng cách cho vay các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi theo sự chỉ đạo của Chính phủ với mức lãi suất cho vay thấp nên khó bảo toàn. Như vậy quỹ BHXH không có khả năng bảo toàn nên chưa thể nói đến khả năng tăng trưởng được.

động và người sử dụng lao động sẽ là nguồn thu chủ yếu. Tuy vậy, trên thực tế nhận thức của người lao động về BHXH và ý thức chấp hành đóng BHXH của người sử dụng lao động đều không cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Lợi dụng sự yếu kém về nhận thức của người lao động và kẽ hở về pháp luật BHXH, nhiều chủ sử dụng lao động đã trốn đóng BHXH bằng nhiều cách như ký hợp đồng lao động theo mùa vụ, dưới 3 tháng, khai giảm số lao động, khai giảm mức lương…

+ Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH còn chưa chặt chẽ nên chưa kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách BHXH để đảm bảo thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách BHXH.

Để khắc phục và giải quyết tốt những khó khăn trên cần có các biện pháp hợp lý và kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w