4. Ý nghĩa của đề tài
1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu
Bắc Quang là huyện miền núi vùng thấp và là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang, có tọa độ địa lý:
+ Vĩ bắc: 22010’- 22036’25’’
+ Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang. + Phía Tây giáp với huyện Quang Bình - Hà Giang.
+ Phía Nam giáp huyện Lục Yên - Yên Bái.
+ Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Huyện có tuyến đƣờng quốc lộ 2 chạy qua với chiều dài 50km. Đây là tuyến đƣờng huyết mạch từ thị xã Hà Giang qua hai huyện Vị Xuyên, Bắc Quang về thủ đô Hà Nội và từ thị xã Hà Giang đi cửa khẩu Thanh Thủy sang nƣớc bạn Trung Quốc. Trung tâm huyện lỵ cách thị xã 60km về phía bắc và cách thủ đô Hà nội 260km về phía nam. Vị trí địa lý tạo cho huyện Bắc Quang có lợi thế giao lƣu hội nhập phát triển kinh tế với các tỉnh, huyện bạn. Đây là một thuận lợi rất cơ bản của huyện.
Huyện Bắc Quang địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen kẽ những dải đồng bằng rộng cùng với hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, độ cao trung bình từ 400 - 500m so với mặt nƣớc biển. Địa hình chia cắt phức tạp thành nhiều tiểu vùng đất đai khác nhau, nhiều loại hình đồi núi, núi đất, núi đá, núi đá cao, xen kẽ đồi bát úp thấp và một số vùng lúa bằng phẳng nhiều ao hồ, khe lạch. Mỗi vùng cho sản xuất một loại hàng hóa có ƣu thế riêng do điều kiện địa hình đất đai và khí hậu tạo nên. Đây cũng là những yếu tố có tác động đến sản xuất hàng hóa do đặc điểm địa hình nêu trên, Bắc Quang có thể chia thành 5 tiểu vùng nhƣ sau:
* Tiểu vùng 1: Gồm 5 xã, 2 thị trấn dọc tuyến quốc lộ II: Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Hùng An, Quang Minh, Việt Quang, Vĩnh Tuy, tiểu
vùng này phù hợp cho phát triển kinh tế chủ yếu là lúa, ngô, cam quýt,chè, đậu tƣơng dâu tằm, cây nguyên liệu giấy, quế, trám... Chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, cá.
* Tiểu vùng 2: Gồm 5 xã phía Đông huyện bao gồm Kim Ngọc, Vô Điếm, Đồng Tâm, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, thế mạnh của vùng này là sản xuất lúa nƣớc, cây công nghiệp nhƣ chè,cây nguyên liệu giấy, có khả năng phát triển cây ăn quả nhƣ: hồng, mận, nhãn, vải. Chăn trâu, bò, lợn, gia cầm, cá.
* Tiểu vùng 3: Gồm 2 xã phía Tây của huyện là Đồng Yên, Vĩnh Phúc. Thế mạnh của vùng là các loại cây lúa, ngô, cam, quýt, nhãn vải, cây nguyên liệu giấy... Chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá.
* Tiểu vùng 4: Gồm 3 xã phía Tây Nam ở vùng gần trung tâm huyện: Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo.
* Tiểu vùng 5: Gồm 5 xã Thƣợng Bình, Đức Xuân, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Lập. Ƣu thế của vùng này là phát triển cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả nhƣ mận, cây công nghiệp nhƣ chè, quế; chăn nuôi trâu, dê.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 109.873,69 ha và diện tích này ổn định trong thời kỳ dài. Cơ cấu đất đai đƣợc phân bố cụ thể nhƣ sau: Đất nông nghiệp 17.942,69 ha chiếm 16,33%; Đất nuôi trồng thủy sản là 601,22 ha chiếm 0,55%. Đất lâm nghiệp 79.058,25 ha chiếm 72,12%; Đất chuyên dùng 1.490,71 ha chiếm 1,34%, đất nhà ở 1.081,22 ha chiếm 0,98%, đất chƣa sử dụng 7.562,67chiếm 6,88%. Qua đây ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, hàng năm rừng vẫn đƣợc ngƣời dân trồng mới, so với những năm trƣớc đây thì hiện nay rừng cũng góp phần đem lại thu nhập cho ngƣời dân cao hơn so những năm trƣớc.
Huyện Bắc Quang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc và gió Tây nên trong năm thƣờng có hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau.
Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mƣa nhiều nhất ở , khoảng từ 180 - 200 ngày/năm.
23 đơn vị
2012 tăng 0,02%. mật độ dân số đạt 96ngƣờ
99%, là nơi sinh sống của 18 dân tộc. Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 26,12%; Tày 47,39%; Dao 13,44%; Nùng 4,52%; Mông 5%; Pà Thẻn 1%; các dân tộc khác (La Chí, Hoa, Mƣờng, Pú Y, Pu Péo, Cờ Lao, Sán Dìu, Lô Lô, Thái, Giấy, Cao Lan) chiếm 2,53%.
Số ngƣời trong lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là:472.943 ngƣời. Lao đông nam là: 228.752 ngƣời, lao động nữ là: 244.191 ngƣời. Tỷ lệ thất nghiệp là: 0,51%, ở thành thị cao hơn nông thôn. Ở thành thị là: 2,01%; Nông thôn là: 0,22%. Lao động chủ yếu là làm nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng cây lƣơng thực, và cây ăn quả, sản xuất lúa, trồng cam chiếm ƣu thế.
Trong những năm qua mức sống của ngƣời dân trong toàn tỉnh đã đƣợc cải thiện và nâng lên rõ rệt, tỷ lệ mù chữ giảm, mức tăng tự nhiên dân số giảm đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình là: 30,13% giảm 5,25% so với năm 2011. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo tập trung lớn nhất là ở các huyện vùng cao nhƣ: Đồng Văn 56,79%, Mèo Vạc 50,55%, Xín Mần 46,81%. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn thành thị. Nông thôn chiếm 32,91%; Thành thị là: 11,35%.
Có thể thấy, công tác xóa đói giảm nghèo bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả thể hiện qua số liệu thống kê cho thấy số hộ nghèo giảm đi qua các năm.
. -
.
.
* Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Quang
Năm 2013 là năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu chính phủ, nguồn lực giảm so với những năm trƣớc, diễn biến thời tiết phức tạp, xong với sự điều chỉnh linh hoạt của UBND huyện, các xã, thị trấn, sự nỗ lực vƣợt khó của nhân dân các
dân tộc trên địa bàn huyện, kinh tế - xã hội của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định: Kinh tế tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 12,7%, tổng giá trị sản xuất đạt trên 2.800 tỷ đồng, tăng trên 300 tỷ đồng so với năm 2012; giá trị sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 25,5 triệu đồng/ngƣời/năm; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt trên 47 triệu đồng; lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 531kg/ngƣời/năm; thu ngân sách vƣợt 13% kế hoạch. Trong 50 chỉ tiêu cơ bản của năm 2013 đã có 26 chỉ tiêu đạt và vƣợt, 11 chỉ tiêu đạt từ 90 - 99%; 08 chỉ tiêu đạt từ 70 - 90%; 01 chỉ tiêu đạt từ 50 - 70%; 01 chỉ tiêu không giảm (giảm hộ nghèo) và có 03 chỉ tiêu đang tiếp tục quá trình thực hiện.
Sản xuất nông lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, cơ bản các chỉ tiêu đều đạt và vƣợt, trong đó có những kết quả mang tính đột phá, tạo hƣớng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn đó là: Có trên 1.600 đát canh tác đạt giá trị sản phẩm trên 100 triệu đồng/năm, trong đó 1.112 ha diện tích thâm canh 1 vụ lúa + 1 vụ lạc, 44 ha 2 vụ lúa + ngô, 450 ha cây ăn quả. Năm 2013 là năm thứ 3 thực hiện thành công về thâm canh tăng năng suất cây trồng nhờ thực hiện chuyển đổi giống mới có năng suất, chất lƣợng cao; nhân dân đã mạnh dạn đầu tƣ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy năng suất một số loại cây trồng tăng.
Về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, bƣớc đầu đã tạo sự chuyển biến nhận thức của ngƣời dân trong cách thức tổ chức thực hiện, trong việc đầu tƣ theo phƣơng châm"nhà nƣớc và nhân dana cùng làm", phát huy nội lực trong dân là chính, tiêu chí dễ làm trƣớc, tiếu chí không cần kinh phí làm trƣớc. Chính vì vậy có 3/21 xã điểm đạt từ 10 tiêu chí trở lên, 3/5 xã điểm đạt từ 7-9 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 5-7 tiêu chí.
Đánh giá chung:
.
Ngƣời dân có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Có tài nguyên đất phục vụ cho phát triển sản xuất, trồng cây công nghiệp, lƣơng thực, cây ăn quả...
Có tiềm năng phát triển công nghiệp khai khoáng.
Nhiều nét văn hóa đặc sắc sẽ là điểm đến của nhiều du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thách thứ
. Nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, sự tiếp cận của ngƣời dân qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Đây là điều kiện cho các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá, gây bạo loạn lật đổ hệ thống chính trị và an ninh trật tự ở tỉnh ta nói riêng, Đảng và nhà nƣớc ta nói chung. Thiếu vốn đầu tƣ trong phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ còn chậm phát triển.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU