4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.4. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cƣ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân cƣ sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang là lĩnh vực đƣợc quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hại tầng kinh tế- xã hội phát triển ngày càng hiện đại".
Quán triệt nghị quyết đại hội X, Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đẫ nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân, nông dân, trí thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đƣợc đào tạo, có trình độ phát triển cao, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chƣơng trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,
hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Nội dung chính củaChƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mớilà: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cƣ nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trƣờng sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng.
Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Ngày 6/7/2012, tại Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Văn phòng điều phối Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT - BKHĐT - BTC và lập sổ tay hƣớng dẫn hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn.
Dự Hội thảo có đại diện Văn phòng điều phối Trung ƣơng chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Thái Nguyên cùng đại biểu của 25 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng và trung du, miền núi phía Bắc.
Qua đánh giá chung tại Hội thảo, sau một thời gian thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM, ở một số tỉnh, sản xuất nông nghiệp đã có bƣớc chuyển
biến tích cực với năng suất cây trồng tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tuy vậy, tiến độ thực hiện chƣơng trình còn chậm, nhiều địa phƣơng lúng túng trong hành động, phối hợp giữa các ngành, các cấp còn nhiều hạn chế, ngƣời dân chƣa thực sự xác định mình chính là chủ thể của xây dựng NTM,... Đối với Nhà nƣớc, các văn bản về chƣơng trình xây dựng NTM đã ban hành đồng bộ nhƣng luôn thay đổi, có những nội dung hiện nay không phù hợp song chậm đƣợc bổ sung, thay thế dẫn đến việc các địa phƣơng rất khó thực hiện. Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm giải pháp tháo gỡ vƣớng mắc, giúp các tỉnh có cơ sở pháp lý chỉ đạo thống nhất để thực hiện thành công các mục tiêu của chƣơng trình.
Tóm lại, thực hiệnđƣờng lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt đƣợc thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lƣu buôn bán và phát triển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hƣớng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiềumô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn đƣợc củng cố và tăng cƣờng; Dân chủ cơ sở đƣợc phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng đƣợc nâng cao. Những thành tựu đó đã thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn,tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ví dụ nhƣ: Theo nghiên cứu của Ths Đỗ Văn Quân viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh: “Khảo sát 8 xã thuộc 4 tỉnh Đồng bằng sông Hồng (2) năm 2012 cho thấy phát triển kinh tế
hộ gia đình đang có những biến đổi nhanh chóng và đa chiều giữa các nhóm hộ. Sự khác biệt này do nhiều nhân tố tác động, trƣớc hết phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ; vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề này đƣợc nhận diện, phân tích trên một số khía cạnh sau:
Một là, cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ. Khảo sát năm 2012 cho thấy, tỷ lệ các chủ hộ làm nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định và Thái Bình lần lƣợt là 20,7; 41,1; 41 và 46,6%. Nhƣ vậy, nếu nhƣ sản xuất nông nghiệp là nghề nghiệp chính của chủ hộ gia đình ở các địa bàn khảo sát của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định và Thái Bình thì ở Bắc Ninh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đang trở thành một nghề chính của nhiều chủ hộ gia đình(3). Số chủ hộ gia đình ở các vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng còn giữ nghề sản xuất nông nghiệp là dƣới 50%. Qua khảo sát cho thấy, độ tuổi của chủ hộ càng cao thì cơ cấu kinh tế hộ theo hƣớng nông nghiệp càng cao. Chẳng hạn, ở nhóm chủ hộ có độ tuổi 20-29, số chủ hộ làm nông nghiệp chỉ chiếm 8,3%; ở nhóm tuổi 30-39 thì chiếm 15,5%; nhóm tuổi 40-49 thì chiếm tới 22,9%; ở nhóm tuổi 50-59 chiếm 51,2% và ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 46,4%. Hai là, cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình: Qua thống kê các hộ gia đình có từ 2 lao động trở lên cùng làm một trong số những nghề chính là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ. Cho thấy, tỷ trọng các hộ làm nghề sản xuất nông nghiệp là 34,3%; làm tiểu thủ công nghiệp 8,9%; làm buôn bán, dịch vụ 8,5% và làm các nghề khác là 48,3%. Cơ cấu nghề của các hộ có những khác biệt nhất định theo tỷ trọng giữa các nhóm nghề ở 4 tỉnh.
Ba là, đất đai - tƣ liệu sản xuất của hộ gia đình: Tƣ liệu sản xuất chủ yếu của các gia đình ở nông thôn là đất nông nghiệp (trồng lúa, trang trại, ao cá...). Điểm đáng chú ý là bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp các hộ buôn bán, dịch vụ có tăng thêm đáng kể diện tích đất sản xuất phi nông
nghiệp so với các loại hộ khác (7). Trong đó, hoạt động buôn bán,dịch vụ, mặt bằng sản xuất là đất đai cũng là một yếu tố rất quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động.
Bốn là, thu nhập của hộ gia đình: Khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế hộ trong tiến trình hội nhập là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp (8). Thu nhập thấp là một yếu tố buộc nhiều hộ gia đình phải dịch chuyển sang các nghề phi nông nghiệp(9). Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời càng cao và ngƣợc lại. Trong nhóm chủ hộ có học vấn lớp 1- 5, số hộ có thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở xuống là 54,5%, trong khi đó, với nhóm chủ hộ có học vấn lớp 10-12, số hộ có thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở xuống là 32,6% (10). Từ thực tế này cho thấy, trong xây dựng nông thôn mới, vấn đề khó khăn nhất chính là nâng cao mức thu nhập cho ngƣời nông dân, nhất là các hộ làm nông nghiệp”.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch.Quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới. Đời sống của ngƣời dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, trong nhận thức nhiều ngƣời còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại.Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, để mọi ngƣời dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thƣờng xuyên của mỗi ngƣời, mỗi nhà, mỗi
thôn xóm và từng địa phƣơng; tất cả cùng chung sức dƣới sự lãnh đạo của Đảng,..." nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.