Các khuyến nghị cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận và bảo hiểm

Một phần của tài liệu tổng quan về incoterms (Trang 82 - 86)

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Tình hình thực tiễn hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở nước ta còn tồn tại nhiều điểm yếu kém. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất chưa đạt tiêu chuẩn, nhiều phương tiện vận tải cũ, quá hạn sử dụng, phương tiện trọng tải thấp; đội ngũ nhân viên còn non kém, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế - gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần có những chính sách sửa chữa, cải tạo, thay mới phương tiện vận tải, nâng cao năng suất vận tải và chất lượng chuyên chở, xây dựng được uy tín với khách hàng.

Các công ty bảo hiểm cũng cần nâng cao chất lượng bảo hiểm, đổi mới quy trình thủ tục bảo hiểm, đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, có chất lượng và có lợi cho người bảo hiểm, từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ, đơn giản hóa thủ tục bồi thường khi có rủi ro xảy ra cũng là những yếu tố then chốt thúc đẩy tình hình kinh doanh phát triển.

Đẩy mạnh phát triển thị trường.

Các công ty vận tải và bảo hiểm không chỉ tập trung khai thác thị trường trong nước mà còn cần đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu xu hướng, nhu cầu sử dụng dịch vụ trên thế giới để xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình. Nhanh chóng nắm bắt thông tin, tình hình thế giới để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Để phát triển thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng quảng bá hình ảnh, đẩy mạnh hoạt động marketing, gây dựng được uy tín với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên

Các công ty bảo hiểm và vận tải cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình thông qua các khóa đạo tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành nghề và theo kịp trình độ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các công ty cần nỗ lực nâng cao trình độ ngoại ngữ của cho cán bộ, nhân viên để loại bỏ rảo cản bất đồng ngôn ngữ khi tham gia ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Ngoài những chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhân viên, các công ty vận tải và bảo hiểm cũng cần quan tâm đến chính sách lương bổng, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho các nhân viên của công ty để giữ được người tài tránh xảy ra tình trạng chảy máu chất xám.

KẾT LUẬN

Việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms như thế nào vốn là vấn đề đối với không chỉ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và còn cần nhiều sự quan tâm của các cấp bộ ngành liên quan.

Quan phân tích nội dung Incoterms 2010 cho thấy việc lựa chọn các điều kiện thương mại này ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rộng tới hoạt động của các ngành dịch vụ có liên quan như giao nhận vận tải và bảo hiểm, và nó quyết định một số lợi ích ngoại thương của một quốc gia.

Tại Việt Nam hiện nay, khi mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, việc áp dụng Incoterms 2010 một cách hiệu quả là một trong những phương pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của Incoterms 2010, nên không tránh khỏi những thiếu sót cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng. Doanh nghiệp thường sử dụng theo thói quen giống Incoterms 2000 và chưa hiểu hết được những thay đổi của Incoterms 2010. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, và còn gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.

Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững, vận dụng linh hoạt các điều kiện này trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó đòi hỏi các cơ quan hữu quan khác phải có sự phối hợp đồng bộ. Nhiệm vụ này đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà là của tất cả các cơ quan ban ngành có liên quan về thương mại, vận tải, bảo hiểm, tài chính, hải quan…

Đây là vấn đề vừa mang tính vi mô, vừa mang tính vĩ mô. Các doanh nghiệp cần phải trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của mình trong kinh doanh xuất nhập khẩu và cả trong các lĩnh vực khác có liên quan, mặt khác Nhà nước cũng cần phải có những chính sách, định hướng cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt.

Một phần của tài liệu tổng quan về incoterms (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w