KHOẢN INCOTERMS
3.1.1.3 Nhận xét chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý I năm
quý I năm 2011
Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn có nhiều khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào, diễn biến bất ổn của khu vực và thế giới, ảnh hưởng động đất, sóng thần Nhật Bản ít nhiều cũng tác động vào hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn có những tiến bộ rõ rệt. Nhìn vào tổng thể bức tranh chung ngoại thương quý 1/2011, mức thay đổi chóng mặt so với cùng kỳ được ghi nhận ở đa số các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính như gạo,cà phê, cao su, sắn và sản phẩm, sắt, thép, xăng dầu... Duy nhất chỉ có 3 mặt hàng là chè, than đá, phương tiện vận tảu và phụ tùng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả khả quan như trên là do trong 3 tháng đầu năm, giá lương thực và thực phẩm thế giới tăng mạnh, xuất nhập khẩu các mặt hàng này có lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đối với nhập khẩu, tình hình cũng tương tự như xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa tăng do nhiều mặt hàng có khối lượng và giá nhập khẩu tăng. Trong 30 mặt hàng được Tổng cục Thống kê đưa vào báo cáo, chỉ có 5 mặt hàng giảm về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ, bao gồm rau quả, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và phương tiện vận tải, phụ tùng. Những mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong tháng 3 ngoài máy móc, phụ tùng, xăng dầu còn có các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm, linh kiện điện tử, sắt thép các loại, ôtô nguyên chiếc, đá quý, kim loại quý... Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý 1 năm 2011 có những kết quả khả quan, nhưng nhìn vào tỷ trọng xuất nhập khẩu của từng mặt hàng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, xuất khẩu hàng nông sản và thủy hải vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng công nghiệp, ô tô và đồ quý hiếm chiếm phần lớn tỷ trọng trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam.
Để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, Bộ Công thương cùng các bộ ngành liên quan cần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt trong lúc giá lương thực, thực phẩm tăng cao, cần phải tận dụng triệt để để phát triển nông nghiệp và đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Cụ thể là:
- Các bộ, ngành liên quan cùng các Hiệp hội, ngành hàng đề xuất và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tốt những thị trường hiện có và những thị trường tiềm năng để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản và thủy sản
- Nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu - Xem xét điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất, trong đó khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, giảm tỷ trọng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất. Các tập đoàn, tổng công ty rà soát tình hình thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu trong thời gian qua
- Xác định các chủng loại máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước đã sản xuất được bảo đảm chất lượng phù hợp để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong nước
- Sử dụng tối đa các sản phẩm sản xuất trong nước.