Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TPHCM (Trang 97 - 99)

Một là, Nâng cao vai trò và chất lƣợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) góp phần quan trọng vào việc giảm tính không cân xứng thông tin giữa ngân hàng và các doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng đã hỗ trợ khá nhiều cho các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định và cho vay của các NHTM. Tuy nhiên việc cung cấp thông tin cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp dƣ nợ, lịch sử gia hạn nợ, nợ quá hạn, tài sản

bảo đảm của khoản vay một số trƣờng hợp có phân tích sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp tuy nhiên thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật nên chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của các ngân hàng.

Do đó, để hỗ trợ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tra cứu thông tin của các NHTM, NHNN cần yêu cầu các NHTM phải cung cấp thông tin về các khách hàng vay vốn một cách kịp thời và đầy đủ về khách hàng cho Trung tâm thông tin tín dụng.

Trong trƣờng hợp các NHTM cung cấp thông tin không kịp thời, cung cấp thông tin không chính xác hoặc không cung cấp thông tin về khách hàng thì NHNN cần phải có biện pháp mạnh để xử lý, kỷ luật. Chỉ có nhƣ vậy thì các thông tin về khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng mới có thể phục vụ tốt nhất cho hoạt động thẩm định và cho vay của các NHTM, nhất là trong công tác thẩm định cho vay DAĐT.

Thiết lập mối quan hệ và phối kết hợp với bộ phận thẩm định dự án của ngân hàng thƣơng mại trong quá trình thẩm định, theo dõi quá trình thực hiện dự án để trao đổi, kế thừa thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định.

Ngoài ra để tạo điều kiện thụân lợi cho hoạt động tín dụng nói chung cũng nhƣ trong công tác thẩm định dự án nói riêng của ngân hàng thƣơng mại, đòi hỏi nhà nƣớc cần đƣa ra những đầu mối phối hợp với ban ngành liên quan để đề ra những quy định, chính sách chế độ liên quan đến việc xử lý nghiệp vụ ngân hàng.

Hai là, phát triển trung tâm thông tin tín dụng CIC thành cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Hiện nay, việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng đều do các NHTM tự thực hiện dựa trên các chỉ tiêu về định tính và định lƣợng mà mỗi ngân hàng tự đặt ra, vì vậy kết quả chấm điểm và xếp hạng của các NHTM không có sự thống nhất với nhau. Do đó, việc hình thành một công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của các NHTM.

Chức năng chính của công ty này là thu thập, xử lý, phân tích các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với số

liệu bình quân ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề để đƣa ra các đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín nhiệm của công ty, các NHTM sẽ có đƣợc những đánh giá chính xác về doanh nghiệp trƣớc khi quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này, Chính phủ có thể quy định bắt buộc chỉ có những DN nào có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới đƣợc ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách làm này, các DN sẽ phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có đƣợc giấy chứng nhận nếu muốn vay vốn ngân hàng. Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các DN tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính; năng lực sản xuất kinh doanh; uy tín của mình để có đƣợc vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là một cách để tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài. Để đảm bảo độ tin cậy, tổ chức này cần phải có các điều kiện sau: Tính khách quan, tính độc lập, khả năng tiếp cận quốc tế/tính minh bạch, tính tin cậy… Nội dung cụ thể thể hiện ở phần phụ lục IV.

Nếu căn cứ vào các tiêu chuẩn nêu trên, rõ ràng hiện nay ở Việt Nam chƣa có tổ chức nào đủ điều kiện và có khả năng xếp hạng tín dụng một cách độc lập. Tuy nhiên, với những lợi thế của mình, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một tổ chức có thể có khả năng đáp ứng các điều kiện này. Khả năng trong thời gian tới, khi CIC phát triển có thể trở thành một cơ quan cung cấp thông tin và xếp hạng tín dụng khách hàng tin cậy là nền tảng cho một hạ tầng thông tin tốt phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam.

Ba là, Tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay dự án đầu tƣ của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hƣớng lệch lạc… để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TPHCM (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)