Đổi mới quy trình thẩm định dựán đầu tƣ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TPHCM (Trang 92 - 94)

Phòng Chế Độ Tín Dụng Đầu Tƣ nên phối hợp với Phòng Pháp Chế, Phòng Quản Lý Rủi ro Tín dụng, thuê đội ngũ chuyên gia, phối hợp với các bộ ngành chức năng liên quan mua các bài phân tích của các Công ty Nghiên Cứu Thị Trƣờng của nƣớc ngoài tại Việt Nam xây dựng và cập nhật thƣờng xuyên quy trình thẩm định dự án đầu tƣ đối với các từng ngành nghề, từng lĩnh vực sản xuất, đầu tƣ phù hợp với lĩnh vực định hƣớng đầu tƣ của NHCT nói chung và từng lĩnh vực SXKD thế mạnh của khu vực TPHCM nói riêng.

Trong quy trình thẩm định tối thiểu cần thiết phải nêu bật đƣợc các thông tin phi tài chính sau: Hoạch định ngành kinh doanh; Quy hoạch ngành; Chính sách ƣu đãi, hạn chế của Nhà Nƣớc; Các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án; Đặc điểm của dự án đầu tƣ thuộc ngành: Cung cầu sản phẩm dự án hiện tại và trong tƣơng lai, thị trƣờng mục tiêu, khả năng cạnh tranh, chất lƣợng, giá cả, sản phẩm dự án; Đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án; Quy trình sản xuất, lựa chọn công suất, thiết bị của dự án; Các yếu tố đầu vào; Quản lý của Nhà nƣớc về môi trƣờng; Kinh nghiệm cho vay quản lý, giám sát, dự án: Những lƣu ý trong quá trình triển khai và vận hành của dự án; Các rủi ro thƣờng gặp của dự án và biện pháp phòng chống/khắc phục/hạn chế; Nguyên nhân các dự án không đạt kết quả dự kiến.

Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, NHCT cần tích luỹ các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với việc sƣu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn. Tập hợp các thông tin về chất lƣợng phát triển của các ngành, tình hình đầu tƣ, hiệu quả đầu tƣ của các ngành trên toàn quốc để xây dựng thành hệ hống thông tin của ngành.

Xác định suất chiết khấu áp dụng đối với từng loại ngành nghề kinh doanh thống nhất trong toàn hệ thống. NHCT hiện nay không đƣa ra đƣợc phƣơng pháp tính WACC chung cho toàn hệ thống vì không có đủ cơ sở khoa học do thị trƣờng

tài chính tại Việt Nam chƣa phát triển. Tuy nhiên để tạo thêm cơ sở cho việc ƣớc lƣợng suất chiết khấu NHCT nên thực hiện việc tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu xuất phát từ những thƣớc đo chuẩn trên một thị trƣờng chứng khoán phát triển ví dụ nhƣ Mỹ khi đó:

 Chi phí vốn chủ sở hữu của một công ty hoạt động ở Việt Nam = Chi phí vốn chủ sở hữu của một công ty tƣơng tự hoạt động ở Mỹ +Mức bù rủi ro quốc gia.

 Nếu chi phí vốn chủ sở hữu của công ty Việt Nam tính bằng VND, cộng chi phí vốn chủ sở hữu của công ty Hoa Kỳ tính bằng USD, thì một khoản bù rủi ro ngoại hối (tƣơng đƣơng với chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền) phải đƣợc cộng thêm.

 Công thức tính nhƣ sau:

E[ri]VN= E[ri]US+ RPc+ Rpe

Trong đó:

+ E[ri]VN: suất sinh lợi kỳ vọng vốn chủ sở hữu của Công ty hoạt động ở Việt Nam đầu tƣ vào dự án ngành i.

+ E[ri]US: suất sinh lợi kỳ vọng vốn chủ sở hữu của Công ty hoạt động ở Mỹ đầu tƣ vào dự án ngành i.

+ RPc: mức bù rủi ro quốc gia: nguyên tắc ƣớc lƣợng phần bù rủi ro quốc gia là tính chênh lệch giữa lãi suất mà quốc gia đang xem xét phải trả khi đi vay nợ quốc tế và lãi suất mà chính phủ Mỹ phải trả khi đi vay nợ. Việc xác định mức bù rủi ro quốc gia thông thƣờng sử dụng lợi suất trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam và trái phiếu chính phủ Mỹ.

+ RPe: mức bù rủi ro hối đoái: lấy chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi VND và lãi suất tiền gửi USD của một ngân hàng thƣơng mại hay mức bình quân của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.

Cần xây dựng quy trình thẩm định riêng áp dụng trong toàn hệ thống đối với các loại hình Dự án đầu tƣ chiều sâu, hợp lý hóa sản xuất; Dự án đầu tƣ kết hợp chiều sâu và mở rộng nâng công suất; Dự án đầu tƣ mở rộng; Dự án đầu tƣ mới.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TPHCM (Trang 92 - 94)