Hãy để cho con được làm tình nguyện viên một lần

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 89 - 92)

. Ngoài ra, bố mẹ có thể mua cho con những quyển sách, tạp chí hay các thông tin, hình ảnh trên mạng internet về các trường đại học nổi tiếng trong nước và thế giớ

50. Hãy để cho con được làm tình nguyện viên một lần

“Đối với con người, niềm vui lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất là đem tinh thần và sức lực của mình hiến tặng cho người khác”.

(B.A Cyxomjnhcknn – Liên Xô)

Tình nguyện là hành động tự nguyện, không mưu cầu lợi ích. Phong trào phục vụ tình nguyện xuất phát từ thế kỷ XIX tại các nhà thờ ở phương Tây. Từ đó đến nay, phong trào ấy đã lan rộng ra trên khắp thế giới, trong mọi mặt của cuộc sống và nhận được sự hưởng ứng tích cực của toàn nhân loại. Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi An- nan đã từng nói: “Hạt nhân của tinh thần tình nguyện là lý tưởng đoàn kết, phục vụ và tâm nguyện cùng làm cho thế giới này trở nên tươi đẹp hơn. Từ ý nghĩa đó, chúng ta có thể nói, tinh thần tình nguyện là sự thể hiện cuối cùng của tinh thần Liên Hợp Quốc”.

Ở nước ta, các phong trào tình nguyện đã trở nên quen thuộc trên khắp nẻo đường Tổ quốc với sự tham gia của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, trong đó nổi bật nhất là phong trào thanh niên tình nguyện của các học sinh, sinh viên. Những năm gần đây màu áo xanh của sinh viên tình nguyện đã trở nên rất đỗi thân quen khắp các bản làng thôn xóm. Khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” đã khẳng định tính xung kích của lực lượng thanh niên. Các chương trình như “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”… đã được người dân cả nước đón nhận như một loại hình hoạt động thường niên mang “thương hiệu” sinh viên. Đặc biệt, phong trào “Tiếp sức mùa thi” nhằm giúp đỡ các học sinh và phụ huynh về thành phố dự thi cao đẳng, đại học hiện nay đã lan rộng và được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân, các tăng ni Phật tử… Hàng vạn suất cơm chay, hàng ngàn chỗ ở được các nhà chùa cung cấp miễn phí cho học sinh và người nhà học sinh trong mỗi mùa thi. Trong trận lụt lịch sử năm 2010 tại miền Trung, cả nước đã dấy lên phong trào tình nguyện quyên góp ủng hộ vì miền Trung ruột thịt, trong đó có trường hợp một gia đình nông dân ở tỉnh Tiền Giang đã ủng hộ 19 tấn gạo đã làm xôn xao dư luận. Điều khiến chúng ta cảm động là gia đình người nông dân đó chỉ mới thuộc diện thoát nghèo chưa lâu, bản thân họ cũng rất vất vả, cực nhọc với công cuộc mưu sinh vì tài sản của gia đình chưa tới 0,5 ha công ruộngì Nồi cơm của gia đình đang ăn là từ số gạo bị ẩm mốc trong lô gạo gửi tặng bà con miền Trung, bởi vì theo họ thì: “Lúa của mình, ăn thứ nào cũng được, còn gạo gửi tặng bà con bị thiên tai phải là gạo trắng, chất lượng tốt. Bà con nhận hàng cứu trợ mà thấy gạo bị ẩm mốc thì còn gì là ý nghĩa”. Tấm lòng cao đẹp, cử chỉ nghĩa tình của gia đình nông dân miền Tây chân chất ấy xứng đáng là tấm gương để cho các thế hệ sau noi theo.

Các hoạt động thiện nguyện, nhân ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp hàng ngàn đời nay của dân tộc ta. Điều đó được ông bà ta đúc kết bằng những câu ca dao, tục ngữ rất giản dị nhưng đầy tính nhân văn: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bị cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một

giàn”… Có thể nói, phong trào tình nguyện đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống, một hoạt động không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của dân tộc ta và một hành động không thể thiếu đối với bất kỳ cá nhân nào. Bởi nó không chỉ thể hiện tính nhân văn, lòng nhân đạo mà còn là một phần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội. Tinh thần ấy xứng đáng là một trong những phẩm chất cơ bản để chúng ta giáo dục trẻ ngay từ khi con còn nhỏ.

(1) Rèn cho con có tinh thần cống hiến

Bố mẹ hãy để con hiểu, cống hiến là cho đi một cách tự nguyện, không cần sự đáp trả. Cống hiến không phải là vì lợi ích của bản thân mà là vì nhân dân, vì Tổ quốc, đem trái tim nhiệt huyết của mình để phục vụ xã hội, cộng đồngì Cống hiến đem lại cho chúng ta sự cảm động về sự hiến dâng chân thành, vô tư, không vụ lợi.

Tự nguyện phục vụ, cống hiến vô tư là một chủ đề không bao giờ lỗi thời, không bao giờ “già cỗi”, bởi vì tinh thần của tình nguyện viên mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Nhân loại luôn luôn cần một tinh thần như thế, nhân loại cũng luôn luôn ủng hộ tinh thần ấy.

Thực ra, mỗi đứa trẻ đều là người được hưởng lợi từ tinh thần cống hiến ấy, vì thế bố mẹ hãy để con có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác, phục vụ và cống hiến cho xã hội. Hãy để con bắt đầu tinh thần ấy từ bản thân mình, từ những việc nhỏ bé xung quanh; dùng những hành động thực tế để giúp đỡ những người xung quanh, cống hiến cho xã hội, Tổ quốc; viết ra những trang sách chứa đầy những hành động đẹp trên tinh thần cống hiến ấy.

(2) Rèn cho con có lòng nhân ái

Nhân ái là tố chất cần có ở mỗi con người, cũng là điều cơ bản của tính cách. Lòng nhân ái càng thể hiện rõ ở những tình nguyện viên. Nhân ái là ánh mặt trời ấm áp giữa trời đông buốt giá, là dòng nước mát giữa sa mạc cằn khô, cũng là trận mưa rào cho mảnh đất nứt nẻ vì hạn hán... Hãy nhớ, một triết gia đã từng nói, có một trái tim nhân ái vô tư sẽ có tất cả.

Một chuyên gia về giáo dục nhi đồng đã từng nói: “Chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết yêu bản thân mà không biết yêu người khác chính là căn bệnh của con trẻ ngày nay”. Thực tế là, hầu hết các trẻ hiện nay đều là nhân vật trung tâm của cả gia đình, là đối tượng được cả bố mẹ, ông bà nội ngoại tập trung quan tâm, chăm sóc, chiều chuộngì Có thể nói trẻ nhận được quá nhiều tình yêu thương và sự quan tâm, nhưng đồng thời chúng cũng thiếu sự hướng dẫn về việc phải biết yêu thương, quan tâm đến người khác. Từ đó con trẻ trở nên ích kỷ, lười nhác, thiếu tinh thần trách nhiệm, không biết chia sẻ, không biết quan tâm lo lắng cho người khác.

Nhà giáo dục Xô Viết nổi tiếng Cyxomjnhcknn đã nói: “Hãy để giáo dục về tình yêu thương làm giai điệu chính của bài ca giáo dục”. Về điều này, bố mẹ không cần phải hoài nghi thêm, bởi nhân ái là tố chất tổng hợp mà bất cứ ai cũng cần phải có, con trẻ càng cần thiết. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ hãy chú ý rèn giũa để mai này con mình không chỉ là một người giỏi mà còn là một nhân cách lớn với tấm lòng nhân ái bao la.

(3) Để con là một tình nguyện viên đạt tiêu chuẩn

Bố mẹ hãy để con được trải nghiệm một lần làm tình nguyện viên trước khi con bước vào tuổi 18, để con trở thành một tình nguyện viên đạt tiêu chuẩn.

Thực ra, nếu trẻ muốn làm tình nguyện viên, có thể tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện như hoạt động công ích xã hội, phục vụ một giải thi đấu thể thao, phục vụ hội nghị, hay đơn giản hơn là giúp đỡ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một người tàn tật, một người già không nơi nương tựa hay một em bé mồ côi ở khu dân cư mình đang sống.

Bố mẹ có thể để con phát huy khả năng của mình qua việc tham gia một hoạt động công ích, như làm một tình nguyện viên về bảo vệ môi trường.

Ví dụ, nhân ngày Ngày Trái Đất, một trường quốc tế tại Hà Nội đã tổ chức cho các em học sinh và phụ huynh tham gia nhặt rác ở Hồ Tây. Cả người lớn và trẻ em người Việt Nam, người nước ngoài đều hồ hởi tham gia. Họ chui vào từng tận gốc cây, bụi rậm nhặt từng túi nilon, mẩu giấy, miếng kính vỡ hay ống kim tiêm. Thông qua những hoạt động tương tự như vậy, trẻ sẽ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường. Đó là bài học giáo dục phát huy hiệu quả hơn rất nhiều so với “bài học lý thuyết” mà bố mẹ nói hằng ngày.

Tất nhiên, bố mẹ cũng có thể cho con tham gia hoạt động công ích ở khu vực mình đang sinh sống, như làm vệ sinh môi trườngì Cần phải biết, vì hoàn thành những việc “nhỏ nhặt” trong cuộc sống hằng ngày như vậy mà con sẽ trở thành một tình nguyện viên xã hội cần trong tương lai. Nếu có thời gian, bạn hãy tổ chức hoặc cho con tham gia các hoạt động thăm và tặng quà cho cô nhi viện, trại dưỡng lão, trại nuôi dưỡng trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam... Ngoài việc giúp đỡ về vật chất, những đối tượng trên cũng rất cần sự quan tâm, động viên về mặt tinh thần; hãy để con cùng vui chơi với những trẻ em thiệt thòi, thăm hỏi những người già để con hiểu rằng mình may mắn và hạnh phúc hơn nhiều bạn bè cùng trang lứa, để con biết mình cần sống có trách nhiệm và biết yêu thương hơn.

(4) Cần để con bắt tay vào hành động ngay

Khi con ý thức được mình cần phải làm một tình nguyện viên đạt tiêu chuẩn, bố mẹ nhất định phải để con bắt tay vào hành động ngay.

Bởi vì: “Đông qua rồi xuân sẽ tới; lá vàng rụng, chồi xanh sẽ mọc; thời gian trôi đi sẽ chẳng bao giờ trở lại. Hôm nay ngộ ra rồi, cần lập tức hành động, thời gian chúng ta có sẽ càng nhiều và nuối tiếc cũng ít đi”. Bố mẹ hãy cho con hiểu, làm tình nguyện viên không cần có lí do, cũng chẳng cần tìm cơ hội, vì cơ hội ấy luôn hiện hữu bên ta. Nhưng chắc chắn một điều rằng, phải đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với bản thân: Làm một tình nguyện viên đạt tiêu chuẩn. Có thể hỏi con thế này: "Trên đường, khi nhìn thấy một người mặc áo tình nguyện viên, đội mũ tình nguyện viên, con cảm thấy thế nào? Liệu con có muốn mình cũng được như vậy không?" Thực ra, những tình nguyên viên đều đã, đang và sẽ gắng hết sức mình để phục vụ xã hội, cống hiến một phần nhỏ bé của mình cho xã hội. Trước khi con bước vào tuổi 18, bố mẹ hãy dựa trên khả năng của bé và hoàn cảnh thực tế để con được một lần tham gia hoạt động tình nguyện, thử

cảm giác khi làm một tình nguyện viên để con hiểu hơn ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hoạt động này và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội.

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w