Phải cho trẻ biết sự quan trọng của trách nhiệm

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 57 - 84)

“Mỗi người đều bị sinh mệnh hỏi thăm, mà họ cũng chỉ dùng tính mệnh của mình để trả lời vấn đề đó; chỉ có lấy trách nhiệm để trả lời sinh mệnh. Bởi thế, biết chịu trách nhiệm là bản chất quan trọng nhất của loài người”.

(Viktor Emil Frankl Áo)

Quốc Hùng là một cậu bé rất tinh nghịch. Một hôm, chưa đến giờ tan học đã thấy cậu về nhà nước mắt ngắn, nước mắt dài, một chú bảo vệ ở trường đưa Hùng về. Mẹ cậu vội hỏi chú bảo vệ: “Cuối cùng là đã xảy ra chuyện gì vậy chú?” Chú bảo vệ nói: “Trước khi về mọi người đều phải xếp hàng nghiêm chỉnh, nhưng Quốc Hùng không chịu xếp mà cứ chạy đi chạy lại, không biết làm sao mà bé và một bạn nữa xảy ra va chạm, cuối cùng hai thằng xông vào đánh nhau. Thế là Hùng bị cô chủ nhiệm phê bình, cậu bé khóc và còn gào lên với cô giáo là: “Không phải lỗi của con. Con không

hề đánh bạn ấy!”

Mẹ cảm ơn chú bảo vệ và đưa Hùng vào nhà. “Con nói với mẹ đầu đuôi câu chuyện thế nào?” – mẹ nhìn thẳng vào đôi mắt đỏ hoe của Hùng và hỏi. “Con không cẩn thận nên đã va vào bạn Nhật Minh, con thề là con không cố ý làm vậy. Nhưng bạn Minh đã đẩy con, nên con mới đạp bạn ấy một cái, thế là bạn ấy khóc và cô giáo mắng con”.

Quốc Hùng vẫn nước mắt ngắn, nước mắt dài và còn cố nói thêm: “Tại vì bạn ấy đẩy con trước mà”. Nghe cậu bé nói xong, mẹ Hùng về cơ bản đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện. Mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc hỏi: “Con thử nghĩ kĩ xem, chẳng lẽ con không có một chút trách nhiệm nào trong việc này à?” “Không có, không phải lỗi tại con, con có cố tình như vậy đâu, tại bạn Minh đẩy con trước chứ!” “Được, thế bây giờ mẹ hỏi con nhé, nếu con vâng lời cô dặn, nghiêm chỉnh xếp hàng như các bạn thì liệu con có va vào người khác không? Nếu con không va vào Nhật Minh thì bạn ấy có đẩy con không?” Quốc Hùng nghe và bắt đầu im lặng không nói gì.

“Hùng, bây giờ con nghĩ thật kỹ xem, lẽ nào con không có một tí trách nhiệm nào à? Con phải nhớ rằng con là một chàng trai, không bao giờ được đổ trách nhiệm lên người khác. Có chuyện gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, tại sao người khác lại làm như vậy với mình, có phải mình đã làm điều gì sai hay không?” Cuối cùng, hai tay mẹ ân cần đặt lên vai cậu bé, nhìn thẳng vào mắt con và nói: “Con trai của mẹ, con phải biết chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Có như vậy con mới là một chàng trai đích thực để mẹ tự hào về con!” Quốc Hùng dường như đã hiểu ra vấn đề, cậu gạt nước mắt, nhìn mẹ và gật đầu một cách dứt khoát. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất vô cùng quan trọng của mỗi người, nó có vai trò rất lớn trong việc thiết lập vị trí trong xã hội, thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình. Nhà văn Nga Lev Tolstoy đã từng nói: “Một người nếu không có lòng nhiệt tình thì sẽ chẳng làm nên trò trống gì, mà điểm căn bản của lòng nhiệt tình chính

là tinh thần trách nhiệm”.

Xã hội không ngừng tiến bộ, yêu cầu về phẩm chất đạo đức của con người cũng không ngừng nâng cao. Vì vậy, người ta càng ngày càng quan tâm đến tinh thần trách nhiệm với vai trò là một tố chất quan trọng tạo nên phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân và trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn nhân tài. Hiện nay, ở bất kỳ một trang báo hay mở bất kỳ trang mạng nào đăng tin về tuyển dụng đều

có thể thấy, hầu như các đơn

Vì tuyển dụng đều đưa yêu cầu “Có tinh thần trách nhiệm với công việc” lên hàng đầu. Đơn giản bởi vì người có trách nhiệm mới nỗ lực làm việc và góp phần đưa

doanh nghiệp phát triển.

Một doanh nhân thành công đã nói, mỗi người bắt buộc phải có tinh thần trách nhiệm, bất kể bạn làm gì, dù chỉ làm một ngày cũng phải làm cho tốt, bạn không biết nó sẽ có tác dụng thế nào đối với sự nghiệp sau này của mình. Ai cũng có thể trở thành người thành công, chỉ cần bạn luôn giữ cho mình là người có tinh thần trách nhiệm. Vì lẽ đó, bố mẹ phải luôn chú trọng tăng cường giáo dục, rèn luyện cho con trở thành người có trách nhiệm, có như vậy mới có thể giúp con có một sự nghiệp vững vàng và một gia

đình hạnh phúc trong tương lai.

Tinh thần trách nhiệm là thước đo độ trưởng thành của mỗi cá nhân, nó cũng là một hành vi mang tính thói quen, là một yếu tố cần thiết và quan trọng để trở thành người xuất sắc. Một người không có tinh thần trách nhiệm sẽ thiếu đi lý tưởng sống, tự tư và

ích kỷ, chỉ muốn “nhận” mà không muốn “cho”. Một người không có tinh thần trách nhiệm thì bất kể trong học tập, công việc hay trong cuộc sống cũng chỉ là đối phó với người khác, đồng thời cũng là đối phó với bản thân mình và chẳng bao giờ làm được

việc gì lớn lao.

Trong giáo dục gia đình hiện nay, cùng với việc cạnh tranh ngoài xã hội ngày càng gay gắt, đa phần phụ huynh chỉ chú ý đến sự giáo dục trí tuệ mà lơ là việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cho con trẻ. Điều kiện vật chất ngày càng phát triển, mỗi gia đình lại chỉ có từ một đến hai con nên rất nhiều trẻ từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ bao bọc trở thành những cậu ấm, cô chiêu. Không ngờ rằng sự nuông chiều đó đã biến con trở thành người làm việc không nghiêm túc, sống vô tổ chức, ích kỷ chỉ biết đến bản thân, kiêu ngạo không coi ai ra gì...; thậm chí dẫn đến những tâm lý bất lợi như chán ngán cuộc sống, sống không có mục tiêu lý tưởngì Điều này là vô cùng bất lợi cho sự trưởng thành và thành công sau này của trẻ. Chính vì thế, song song với việc giáo dục tri thức, bố mẹ phải hết sức chú ý giáo dục và rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho con. Cần cho con hiểu, trong học tập và cuộc sống, không chỉ phải chịu trách nhiệm về lời nói, hành động của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm tới ông bà, bố mẹ, người thân, thầy cô và bè bạn. Không những thế, còn phải có trách nhiệm với xã hội, Tổ quốc.

(1) Làm tấm gương cho con học tập

Cần phải biết, tinh thần trách nhiệm của trẻ thể hiện trong khi tiếp xúc với người khác được ảnh hưởng và hình thành từ bố mẹ. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, bên cạnh việc tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho con, bố mẹ cũng cần chú đến những lời nói, hành động của mình.Nhà giáo dục Trung Quốc Đào Hành Trí từng nói: “Tôi muốn con tự lập thành người, bản thân tôi phải tự lập thành người. Tôi muốn con tôi biết giúp đỡ người khác, bản thân tôi phải giúp đỡ người khác trước”. Từ đó có thể thấy, muốn rèn luyện tính trách nhiệm cho con, bố mẹ phải bắt đầu từ chính bản thân mình và làm tấm gương sáng cho con noi theo.Bố mẹ hãy nỗ lực trở thành những người cha, người mẹ có trách nhiệm với con cái; những công dân có trách nhiệm với xã hội trước khi yêu cầu con trở thành người có trách nhiệm. Bố mẹ phải có yêu cầu nghiêm khắc với bản thân trong trách nhiệm đối với gia đình, bạn bè, công việc và xã hội. Muốn trở thành tấm gương cho con thì bố mẹ phải dám làm những người cha, người mẹ có trách nhiệm. Việc bố mẹ có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nhân cách và phẩm chất của con.

(2) Để con bắt đầu từ những việc nhỏ

Không nên bỏ qua những việc nhỏ xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của con, bởi nó có tác dụng rất lớn trong việc hình thành tinh thần trách nhiệm của trẻ. Trong quá trình trưởng thành, con sẽ gặp phải vô số những việc nhỏ, bố mẹ cần biết cách biến chúng thành những cơ hội để rèn cho con tinh thần trách nhiệm, việc của mình tự

mình phải hoàn thành.

Ví dụ, khi con còn nhỏ, bố mẹ có thể để con tự xúc cơm ăn. Lúc đầu có thể trẻ còn chưa quen và vụng về, làm cơm canh rơi vãi lung tung, nhưng bố mẹ hãy chỉ dẫn cho

con cần phải ăn thế nào để cơm không bị rơi, tuyệt đối không được có tư tưởng “thôi mình làm cho nhanh gọn”. Dần dần con sẽ biết cách làm. Đối với những việc khác cũng tương tự như vậy. Cùng với sự trưởng thành của trẻ, hãy để con làm những việc phù hợp với lứa tuổi của mình như: Tự mặc quần áo, tự rửa tay, tự đánh răng, tự giác lên giường khi đến giờ đi ngủ... Thông qua đó con sẽ hiểu rằng, những việc đó là trách nhiệm của mình, bắt buộc mình phải hoàn thành. Cứ như vậy, tinh thần trách nhiệm của trẻ sẽ được hình thành và phát triển từ những việc nhỏ bé đầu đời.

(3) Không cho phép con được đùn đẩy trách nhiệm

Một trong những thói quen xấu nhất của chúng ta là khi xảy ra chuyện gì hay có tư tưởng đổ trách nhiệm cho người khác. Con trẻ cũng vậy, bất kể thế nào cũng không chủ động nhận trách nhiệm về mình. Chúng luôn nghĩ ra những nguyên nhân đổ lỗi cho hoàn cảnh, rất ít trẻ có ý thức tìm nguyên nhân từ bản thân và thường cho rằng

người khác phải gánh chịu việc này.

Tính cách này không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải trong thời gian ngắn mà chính là được dần dần hình thành từ khi con còn nhỏ, là do bố mẹ không chú trọng việc giáo dục, rèn luyện ý thức trách nhiệm cho con. Chúng ta thường bắt gặp cảnh tượng thế này: Khi trẻ mới biết đi thường hay bị vấp ngã và khóc rất to. Khi đó người lớn sẽ chạy tới và nâng bé dậy. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, người lớn sẽ tìm mọi cách dỗ dành, đồng thời đập xuống chỗ trẻ vừa bị ngã và rằng: “Đánh chừa cái chỗ xấu xa này đi, nó làm con bị ngã đau nhỉ. Thôi con ngoan nín đi nào, bố (mẹ, ông, bà...) đã đánh nó rồi mà”. Lúc đó, rất có thể con sẽ nín, nhưng vô hình chung, người lớn đã “gieo mầm” tính vô trách nhiệm vào đầu óc ngây ngô, non nớt của trẻ. Dần dần con sẽ hiểu rằng việc mình bị ngã hoặc thất bại không phải do bản thân mà do người (vật) khác gây nên, những người đó phải chịu trách nhiệm và không liên quan gì đến mình. Ngược lại với tình trạng trên, có rất nhiều bậc phụ huynh đã biết cách cổ vũ con đứng dậy, sau đó giải thích cho con hiểu vì sao con bị ngã, đồng thời khuyến khích con đi tiếp. Như vậy, trong tiềm thức của con dần dần sẽ hình thành ý nghĩ “ngã là do mình chưa cẩn thận” và trách nhiệm đó thuộc về mình. Con trẻ từ nhỏ biết làm việc nhỏ, lớn lên mới làm được việc lớn; từ nhỏ biết chịu trách nhiệm về việc nhỏ, lớn lên mới chủ động gánh trách nhiệm việc lớn. Do đó, với vai trò là người thầy đầu tiên của con, bố mẹ cần chú ý giáo dục, rèn giũa cho con có ý thức trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm. Có như vậy con mới có bản lĩnh vững vàng, dám làm, dám chịu và trở thành một người có trách nhiệm với gia đình, công việc; một công dân có trách nhiệm với xã hội, Tổ quốc.

(4) Để con trải nghiệm niềm tự hào của việc hoàn thành trách nhiệm

Bố mẹ hãy giúp con hiểu việc gì có thể làm, việc gì không được làm; làm tốt sẽ được biểu dương khen ngợi, ngược lại nếu làm những việc không được làm sẽ bị trừng phạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một cô bé mới 10 tuổi nhưng đã có “thâm niên” đi đổ rác 5 năm. Lúc 5 tuổi, tự nhiên có một lần cô bé hào hứng với công việc này, từ đó hễ nghe thấy tiếng chuông của xe rác là bé lập tức xách thùng đi đổ. Bố mẹ cũng ủng hộ việc này, giao cho bé trách

nhiệm đó và luôn khen ngợi con nhanh nhẹn, chăm ngoan và biết giúp đỡ bố mẹ. Bản thân bé cũng cảm thấy rất tự hào vì đã được “phụ trách” hẳn một việc trong nhà nên

luôn có ý thức trách nhiệm với việc này.

Có thể thấy, từ một việc nhỏ, bố mẹ cô bé trên đã dần dần xây dựng cho con ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm với công việc của mình và biết cách biểu dương khen ngợi khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các bậc phụ huynh có thể ứng dụng cách làm trên cho phù hợp thực tế hoàn cảnh gia đình mình.

(5) Dạy con biết quan tâm đến người khác:

Quan tâm đến người khác cũng là một cách để rèn tính trách nhiệm, vì quan tâm là một trong những cách thể hiện tinh thần trách nhiệm.Việc đầu tiên con phải biết quan tâm và có trách nhiệm với bản thân mình. Sau đó là quan tâm đến bố mẹ và người thân trong gia đình. Bố mẹ hãy dạy con chủ động quan tâm đến người già, người ốm đau và các em nhỏ trong nhà; làm những việc trong khả năng của mình; để con rèn luyện ý thức trách nhiệm đối với gia đình và sau này là đối với xã hội. Ngoài ra, bố mẹ hãy giúp con tham gia các hoạt động xã hội từ thiện như thăm, tặng quà và giúp đỡ người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, những người tàn tật; tham gia vệ sinh môi trường khu dân cư mình đang sống, trồng cây xanh... Thông qua việc rèn luyện từ các hoạt động thực tiễn này, trẻ dần dần ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội, từ đó không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với xã

hội, Tổ quốc.

Bố mẹ bắt buộc phải chú trọng việc rèn giũa ý thức trách nhiệm cho trẻ, có vậy mới giúp con tránh xa được tư tưởng coi mình là nhất; giúp trẻ hiểu, cảm thông, yêu thương người khác; trở thành người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 57 - 84)