Dạy con những kiến thức pháp luật thông thường

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 26 - 57)

“Mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm, kể cả lấy danh lợi ích xã hội tổng thể thì cũng không thể vượt qua nó”.

(John Rawls – Mỹ)

Câu chuyện thứ nhất

Francis Bacon là nhà triết học, chính khách nổi tiếng ở Anh. Trong cuộc đời chính trị của ông, vì không tuân theo pháp luật mà tuổi già đã tiêu tan trong nỗi ô nhục. Trong thời gian làm thẩm phán tòa án tối cao Anh quốc, vì nhận “hối lộ” của người bị kiện mà bị hội đồng nghị sĩ truy tố. Bacon nhận tội và bị bắt giam dưới tháp Luân Đôn, cả đời không được đảm nhận bất kỳ vị trí công chức nào, đồng thời còn bị phạt một khoản tiền lớn.

Sau khi sự việc xảy ra, ông không tìm nguyên nhân khách quan, cũng chẳng biện hộ. Với tài biện luận của mình, Bacon có thể tìm được lí do đường hoàng để nhởn nhơ ngoài lưới pháp luật, nhưng ông lại thật thà cúi đầu nhận tội. Lời nhận tội của ông cũng không giống ai: “Tôi là quan tòa chính nghĩa nhất Anh quốc trong vòng 50 năm qua, nhưng định tội cho tôi lại là sự lên án chính nghĩa nhất trong vòng 200 năm qua của hội đồng”.

Cái ông nhận căn bản không thể gọi là “hối lộ”, quá lắm chỉ có thể gọi là “quà”. Song, trước sự nghiêm minh của pháp luật thì hối lộ và quà đều như nhau, sở dĩ Bacon

không có bất cứ biện giải nào chính là vì muốn dùng sự gan dạ dũng cảm của mình để bảo vệ sự tôn nghiêm và quyền uy của pháp luật.Phẩm chất của Bacon được coi là xuất sắc nhất trong giới chính trị Anh quốc thời đó. Nhưng ông đã phải trả cái giá quá đắt cho sai sót nhỏ của mình. Pháp luật không cho phép chúng ta có bất cứ một sai sót nào, nếu không pháp luật sẽ không phải là luật pháp nữa.

Câu chuyện thứ hai:

Michael Gerard Tyson là vận động viên quyền anh xuất sắc, là biểu tượng của sức mạnh trong làng quyền anh thế giới những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng từ nhỏ anh đã có thói quen không tuân thủ pháp luật. Năm 1978, cậu bé 12 tuổi Tyson đã bị bắt về tội móc túi; năm 1982 vì nhiều lần vi phạm nội quy trường học nên đã bị đuổi khỏi trường trung học. Mới 13 tuổi nhưng cậu bé Mike Tyson đã bị cảnh sát bắt đến 38 lần. Sau đó anh liên tục bị ngồi tù vì sử dụng ma túy, cưỡng dâm… Từng bước trượt dài trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống đã biến nhà triệu phú thể thao trở thành tay trắng và phải biểu diễn mua vui cho khách tham quan ở Las Vegas để kiếm tiền trả nợ. Có thể nói, cuộc đời Tyson là tấn bi kịch lớn nhất của một trong những ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới.

Trong thời gian qua, cả nước đã có không biết bao nhiêu vụ án mà tội phạm đều là trẻ vị thành niên, trong số đó có những vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng, vô cùng tàn ác và man rợ. Điều này làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên.Trên đời này không có gì là tự do tuyệt đối, bất cứ ai cũng phải sống trong sự bảo vệ và khuôn khổ của pháp luật, cuộc sống của chúng ta có mối liên quan mật thiết tới pháp luật. Một người vi phạm pháp luật không chỉ hại bản thân mà còn làm hại gia đình, người khác và cả quốc gia. Bởi vậy, bố mẹ phải để con hiểu, pháp luật là thứ không thể vi phạm. Bất cứ ai trong bất cứ xã hội nào đều phải chịu sự ràng buộc của pháp lu- ật. Ở một khía cạnh nào đó, pháp luật là lợi ích của tất cả mọi công dân, bất kể là “ông to bà lớn” hay một người dân bình thường đều phải phục tùng các quy định của pháp luật. Vậy bố mẹ phải làm thế nào để con trở thành người hiểu biết và tuân thủ pháp luật?

(1) Để con hiểu luật lệ, pháp luật cơ bản của nhà nước

Bố mẹ nên để con tìm hiểu nội dung chính những văn bản pháp luật cơ bản của nhà nước và văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ em, bao gồm: Hiến pháp; luật Hình sự; luật Dân sự; luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; luật Hôn nhân gia đình.

Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước (những mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách quốc phòng, an ninh, chính sách ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước).

dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Trong đó quy định về chính sách hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đã xác định: Người chưa thành niên là người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.

Luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao độngì Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Luật Hôn nhân và gia đình là công cụ để xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như: Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con cái; cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con nuôi, con riêng; nghiêm cấm việc vứt bỏ hoặc giết hại trẻ em mới đẻ và người gây ra việc ấy phải chịu trách nhiệm hình sự. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức; cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con; cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình; các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam ; tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Nói tóm lại, chúng ta đang sống trong một xã hội được vận hành bởi các quy định pháp luật của Nhà nước. Bất cứ ai không hiểu pháp luật đều có khả năng phạm pháp hoặc bị kẻ xấu lợi dụng dẫn đến phạm pháp. Muốn con trưởng thành lành mạnh, bắt buộc phải để con hiểu, sống và làm việc theo pháp luật.

(2) Dạy con học cách phân biệt đúng - sai:

Các nhà tâm lí học đã chỉ ra, nguồn gốc của hành vi xấu là xuất phát từ nhu cầu không chính đángì Bởi vậy, trước sự ảnh hưởng không tốt của môi trường bên ngoài, hãy nhắc nhở con đề cao cảnh giác trước những động cơ xấu. Sở dĩ con trẻ chưa xác định được hành vi của mình là bởi vì chúng chưa có nhận thức đúng đắn về đúng - sai, đẹp - xấu, thiện - ác. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ cần hướng dẫn cho con nhận biết được xấu – đẹp, hiểu được đúng – sai, làm nhiều việc tốt (thiện), không làm điều xấu (ác). Chỉ khi đã hiểu được các chuẩn mực, ranh giới này, trẻ mới có thể nhận thức được toàn bộ hành vi của mình và biết cách lựa chọn chính xác.

(3) Tăng cường khả năng kìm chế cho con

Bố mẹ nhất định phải rèn cho con khả năng kìm chế, để chúng học cách khống chế cảm xúc của bản thân, nhằm tránh sự hồ đồ nhất thời mà “lỡ bước sa chân”. Bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ thấu đáo trước khi làm, không được bộp chộp, không bị kích động, không làm những việc có hại cho bản thân và người khác, tự giác tuân thủ quy định của nhà trường và pháp luật. Chỉ khi biết cách khống chế cảm xúc của mình, trẻ mới có thể trưởng thành, thích ứng và đứng vững trong xã hội, đồng thời biết cách bảo vệ mình.

Người biết khống chế cảm xúc của mình thường sẽ bình tĩnh và tỉnh táo khi gặp phải những sự việc bất ngờ, nhờ đó giảm thiểu khả năng gây tai họa. Người biết khống chế cảm xúc của mình sẽ tránh làm tổn thương đến người khác, có lợi cho các mối quan hệ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Khống chế cảm xúc là một trong những nhân tố quan trọng làm nên sự thành công của mỗi con người.

Vì thế, bố mẹ cần phải có ý thức giúp con tăng cường rèn luyện khả năng này.

(4) Nghiêm khắc với những sai phạm của con

Cổ nhân có câu, vạn vật đều phát triển biến hóa từ lượng thành chất. Điều này cũng đúng đối với con người. Nếu một đứa trẻ lần đầu làm việc xấu, dù rất nhỏ, mà không bị phê bình, chắc chắn sẽ không hoặc rất khó sửa chữa. Việc xấu đó chỉ là một “vết rạn” trong tư tưởng của trẻ, nhưng nếu không kịp thời “vá” lại nó sẽ phát triển và trở thành nghiêm trọng. Sai lầm nhỏ nối tiếp nhau thành sai lầm lớn, thậm chí trở thành phạm tội.

Vì vậy bố mẹ luôn luôn phải nghiêm khắc với con từ những sai sót nhỏ. Nếu bố mẹ nghĩ rằng “đây mới là lần đầu tiên” mà tha thứ cho con, rất có thể đó sẽ là nguồn gốc của tội ác sau này. Một thiếu niên từng phạm tội đã đau khổ thú nhận: “Nhìn lại quá trình phạm tội của em, bắt đầu từ việc em đã có nhiều thói quen xấu nhưng không biết ân hận, sửa chữa nên mới dẫn đến hậu quả ngày hôm nay”. Thực tế đã chứng minh, tư tưởng “chỉ là sai lầm nhỏ, không phải là tội lớn” của thanh thiếu niên hiện nay là rất nguy hiểm. Cần phải biết, từ phạm quy đến phạm pháp, từ phạm pháp đến phạm tội là ranh giới rất mong manh. Nếu bố mẹ muốn con mình không bị rơi vào tình cảnh đó, nghiêm khắc ngay từ những sai phạm đầu tiên của trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết.

Bố mẹ cần dạy con biết bảo vệ mình bằng pháp luật, giúp con hiểu quyền lợi hợp pháp của mình. Con trẻ chủ yếu có những quyền lợi sau được pháp luật bảo vệ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004 đã quy định trẻ em có 10 quyền cơ bản là: Quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được học tập; quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyền có tài sản; quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

Luật trên cũng quy định 10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (dưới 16 tuổi) như: Cha mẹ bỏ rơi con; dụ dỗ lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe; dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em; lạm dụng lao động trẻ em.

Trong một xã hội với các mối quan hệ phức tạp, con trẻ cần hiểu những quyền lợi hợp pháp của mình, biết dũng cảm đấu tranh vì quyền lợi ấy và tăng cường ý thức tự bảo vệ mình qua các hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Bố mẹ cần chỉ dẫn cho con trở thành người có lý tưởng, có đạo đức. Trong cuộc sống hằng ngày cần giúp trẻ hiểu hành động nào là hợp pháp, hành động nào là bất hợp pháp; hành động nào được pháp luật bảo vệ, hành động nào bị pháp luật nghiêm cấm; hành động như thế nào sẽ dẫn đến hậu quả ra sao, chịu sự trừng phạt thế nào của pháp luật… Chỉ có như vậy trẻ mới trưởng thành lành mạnh, trở thành một công dân biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đồng thời cũng biết bảo vệ mình bằng pháp luật.

35. Hãy cho trẻ biết giá trị của việc sống khổ

“Đau khổ có thể hủy diệt con người nhưng người chịu được đau khổ cũng có thể hủy diệt nó. Sáng tạo cần có khổ nạn, khổ nạn là món quà của thượng đế. Ưu điểm lớn nhất của người lỗi lạc chính là không sờn lòng trước mọi khổ đau gian khó”.

(Beethoven – Đức)

Người chồng đầu tiên của Jacqueline (Jackie) là tổng thống Mỹ Kennedy, người

chồng thứ hai của bà là ông vua vận tải đường biển Onassis. Mặc dù vô cùng nổi tiếng và giàu có, nhưng bà không muốn cậu con trai của mình trở thành một công tử chỉ biết ăn chơi không biết làm gì. Jakie quyết định đào tạo con trở thành người thành công. Vì thế, ngay từ khi Jonh mới 11 tuổi, Jackie đã đưa con đến rèn luyện tại một hòn đảo biệt danh là “nơi đóng quân của những người dũng cảm” của Anh. Tại đây, Jonh học leo núi, chèo thuyền độc mộc và thuyền buồm. Đó là những thứ tôi luyện anh trở thành một con người độc lập, quả cảm, cương nghị. Khi Jonh 13 tuổi, mẹ lại đưa anh đến một côn đảo thuộc vùng đông bắc Mỹ để học các kỹ năng sống độc lập. Đó là một

Một phần của tài liệu 50 việc bố mẹ nên làm vì con (tập 2) (Trang 26 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w