Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tiến đạt phát (Trang 26 - 65)

3.1.4.1 Phương pháp so sánh

Được sử dụng trong phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ phải thu, phải trả, các chỉ tiêu, hệ số…qua thời gian 3 năm từ năm 2008, 2009, 2010.

So sánh giữa số liệu trên Bảng cân đối kế toán giữa các kỳ trong mối quan hệ với DT, LN để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính DN.

3.1.4.2 Phương pháp cân đối

Sử dụng phương pháp cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của DN. Nhằm xem xét mối quan hệ bù đắp của vốn cố định cho tài sản dài hạn và vốn lưu động cho tài sản ngắn hạn.

3.1.4.3 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp tỷ lệ được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh trong tất cả các nội dung phân tích nhằm giúp nhà phân tích đánh giá cụ thể từng chi tiết biến động với mức độ tăng hay giảm tương ứng là bao nhiêu phần trăm. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tính toán các tỷ lệ như: tỷ lệ khả năng thanh toán, tỷ lệ khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh, tỷ lệ khả năng sinh lời.

3.1.4.4 Phương pháp tỷ trọng

Phương pháp này được công ty sử dụng trong tất cả các nội dung phân tích TS, NV, hiệu quả sử dụng của TS, NV (trừ phân tích các chỉ tiêu hệ số DT, LN) nhằm xem xét các chỉ tiêu riêng lẻ chiếm bao nhiêu % trong các chỉ tiêu chung. Tỷ trọng được xác định theo công thức chung:

Tỷ trọng =số các biệt *100/số tổng thể

3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng đến công tác phân tích tài chính của Công ty

3.2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty

3.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Được thành lập từ năm 2001, nhờ những nỗ lực không ngừng, công ty TNHH Tiến Đại Phát đến nay đã trở thành một công ty thương mại hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, hàn cắt, thiết bị dạy nghề, thiết bị nội thất, … tại Việt Nam

Với ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, một đội ngũ trên 500 nhân viên và chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp, tận tình, mạng lưới các nhà cung cấp nổi tiếng rộng khắp trên toàn thế giới như Telwin; SJMC; Autowel; Sanxiang; Elettro; Sihio; Fenghou … Công ty TNHH Tiến Đại Phát cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và dịch vụ bảo hành, bảo trì hoàn hào nhất

Theo xu hướng phát triển chung công ty đang từng bước xây dựng Thương hiệu Tiến Đại Phát thành một tập đoàn kinh tế mạnh với những ngành nghề kinh

doanh đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Thông tin chung:

Tên công ty CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠI PHÁT

Tên giao dịch TIEN DAI PHAT CO., LTD

Trụ sở chính Số 628, Tổ 38 - TT Cầu Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

Văn phòng Tầng 1 - Tòa nhà C6 - Khu ĐT Mỹ Đình 1 - Hà Nội

Điện thoại (84-4) 6261 8888 (15 lines)

Fax (84-4) 6287 4088

Fax (84-4) 6287 4088

Website http://www.tiendaiphat.com

E-mail tiendaiphat08@vnn.vn

Các ngành, nghề kinh doanh chính:

 Mua bán các thiết bị cơ khí, hàn cắt;

 Sản xuất, kinh doanh thiết bị dạy nghề;

 Sản xuất, mua bán các thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng;

 Tư vấn, lắp đặt các thiết bị phòng thí nghiệm, hóa học, sinh học, vật lý;

 Kinh doanh, lắp đặt các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh;

 Buôn bán thiết bị, máy móc công nghiệp, điện tử viễn thông, vi tính – tin học;

 Mua bán, lắp đặt hệ thống bếp, giặt công nghiệp;

 Mua bán, lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió;

 Mua bán lắp đặt hệ thống âm thanh ánh sáng, truyền hình, tổng đài;

 Mua bán lắp đặt hệ thống tủ điện công nghiệp, dân dụng;

 Mua bán và lắp đặt thang máy;

 Tư vấn, lắp đặt hệ thống dây chuyền xử lý nước sạch, xử lý nước thải;

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu sản phẩm của công ty TNHH Tiến Đại Phát

(Trích nguồn: hồ sơ năng lực của công ty TNHH Tiến Đại Phát)

Tiêu chí hoạt động:

Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng:

Những sản phẩm chất lƣợng cao với giá cả cạnh tranh

Đáp ứng mọi nhu cầu về sản phẩm của khách hàng

Cung cấp những dịch vụ ƣu đãi cho các khách hàng truyền thống

Dịch vụ bảo hành và bảo trì hoàn hảo nhất.

3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty

Nhóm R&D Miề n B ắc Miề n Trung Miề n Nam Nhóm P.R Mi ền Bắc Mi ền Trung Mi ền Nam Quản l ý thị trƣờng TB Dạy nghề Cơ khí TB Y tế Dịch vụ chăm sóc khách hàng Marketing Mi ền Bắc Mi ền Trung Mi ền Nam Nhóm nghiên cứu dự án TB thông thƣờng TB công nghệ cao Nhóm kỹ thuật Nhóm chuẩn bị HSDT HS năng l ực HS kỹ thuật Điện Điện tử Tự động hóa Thi ết bị dạy nghề Tủ đi ện Thi ết bị thực hành sửa chữa tự động Cơ khí Ngoài nƣớc Trong nƣớc Bộ phận hỗ trợ Thi ết bị cơ khí & dạy nghề Ngoài nƣớc Trong nƣớc BP hỗ trợ Thiết bị Y tế Vận chuyển Ngoài nƣớc HS kỹ thuật Nhóm tiếp nhận thông ti n Điện Cơ khí Thí nghiệm Nội thất Nhóm kỹ thuật Nhóm hoàn thiện hồ HS năng l ực P. Kinh doanh P. Thiết bị Y tế P. Sản xuất P. Hành chính -Nhân sự P. Cơ khí và thiết bị dạy nghề P. Mua hàng Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Y tế ( Đồ Inox) Nhân sự Thuế Kho KT Tổng hợp Nghi ệp vụ Kế toán Thanh toán Tƣ vấn nhập khẩu Nghiệp vụ Ngân hàng Đào tạo Tuyển dụng

3.2.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp phân tích tài chính doanh nghiệp

3.2.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan

 Khủng hoảng kinh tế: Cuối năm 2008, đầu năm 2009 là thời gian có nhiều biến động, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng gây nhiều ảnh hưởng, trong đó phải kể đến yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đó là các yếu tố về lạm phát, lãi suất…Đặc

biệt yếu tố lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền tại một năm, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho công tác so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch ảnh hưởng tới kết quả của quá trình phân tích tài chính.

 Yếu tố mùa vụ: Là yếu tố có thể gây sai lệch các chỉ số tài chính. Ví dụ, vào mùa vụ hàng tồn kho tăng lên cao hơn bình thường nên nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽ thấy công ty có vẻ hoạt động kém hiệu quả. Như vậy, nếu không hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp có thể dẫn đến việc hiểu sai các chỉ số tài chính. Từ đó, dẫn tới sự sai lệch cho kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính này làm giảm hiệu quả của công tác phân tích tài chính. Do đó, nếu doanh nghiệp chưa có những quan tâm và hiểu biết cần thiết cho vấn đề này thì đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

 Sự khác biệt giữa các phương pháp kế toán: Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của các báo cáo tài chính. Điều này bị ảnh hưởng lớn bởi các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, các ngành, các quốc gia và trong các thời kỳ khác nhau. Do đó các nguyên tắc thực hành kế toán có thể làm sai lệch và làm mất đi ý nghĩa của các tỷ số tài chính. Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc kế toán để chủ động tạo ra các tỷ số tài chính như ý muốn của mình khiến cho việc phân tích các chỉ số tài chính không còn là công cụ đánh giá khách quan và không mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, ngành…

 Do đặc thù kinh doanh của công ty: Hiện nay có nhiều công ty quy mô rất lớn và hoạt động đa ngành, thậm chí là những ngành rất khác nhau. Công ty TNHH Tiến Đại Phát cũng không nằm ngoài số đó, khi định hướng phát triển kinh doanh theo hướng tập đoàn đa ngành. Việc xây dựng và ứng dụng hệ thống tỷ số bình quân

ngành có ý nghĩa tại các công ty này trở nên rất khó khăn gây ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính. Vì muốn kết quả phân tích tài chính mang lại nhiều ý nghĩa không những đòi hỏi phân tích các chỉ tiêu có sẵn của doanh nghiệp mà còn phải so sánh, phân tích với chỉ tiêu của ngành. Thêm vào đó, đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác lại rất xấu làm cho việc đánh giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa.

 Chính sách của Nhà nước: Những quy định về hệ thống báo cáo tài chính hiện nay còn quá phức tạp và quá khó so với trình độ quản lý của số đông các doanh nghiệp ở nước ta. Hiên nay vẫn chưa có sự thống nhất và đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách, tài liệu về phân tích báo cáo tài chính. Điều này làm cho việc so sánh số liệu được phân tích giữa các nguồn khác nhau tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thêm vào đó công tác phân tích tài chính phụ thuộc chủ yếu vào các báo cáo tài chính, tuy nhiên khi hệ thống các báo cáo này còn rườm rà, phức tạp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho quá trình phân tích, làm rõ các chỉ tiêu tài chính. Do đó việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính càng trở nên phức tạp hơn.

3.2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan

 Trình độ của nhân viên:

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty nói chung và công tác phân tích tài chính của công ty nói riêng. Hiệu quả kinh doanh của công ty tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của cán bộ, công nhân viên công ty. Tương tự như vậy công tác phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào trình độ của cán bộ tham gia phân tích tài chính, chất lượng thông tin thu thập được dùng trong phân tích tài chính. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp phân tích như thế nào, thực hiện phân tích ra sao cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình phân tích.

 Cơ chế quản lý:

Nhà quản trị của công ty là người hoạch định chiến lược, định hướng đường lối phát triển của công ty. Một công ty kinh doanh có lãi hay không, có phát triển được hay không phụ thuộc vào việc đưa ra những chính sách của nhà quản lý. Tuy

nhiên, hiện nay công tác phân tích tài chính ở các công ty chưa được chú trọng do ban lãnh đạo công ty chưa thấy được hết vai trò của phân tích tài chính dẫn đến công tác phân tích tài chính tại các công ty mới chỉ được thực hiện sơ sài, chất lượng thực hiện phân tích thấp, không mang lại hiệu quả như mong đợi. Công tác phân tích tài chính hiện nay chủ yếu được giao cho phòng Tài chính -Kế toán mà chưa có phòng chuyên trách nên những kết quả phân tích chưa thực sự chuyên sâu và mang tính chủ quan của người thực hiện công việc phân tích.

3.3. Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình tài chính và công tác phân tích tài chính của công ty tích tài chính của công ty

Từ việc tổng hợp phiếu điều tra trong quá trình thực tập tổng hợp và thực tập chuyên sâu tại công ty TNHH Tiến Đại Phát, tác giả đã thu được được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn

Số phiếu :20

STT Nội dung điều tra Số

phiếu Tỷ

lệ (%)

1 Công tác phân tích tài chính có được thực hiện tại Cty ông(bà) không?

A: Có 20/20 100

B: Không 0/20 0

2 Nếu Cty đã tiến hành phân tích tài chính thì Cty có phòng chuyên trách không? chưa có thì do bộ phận nào đảm nhiệm?

A: Đã có 0/20 0

B: Chưa có 0/20 0

C: Do phòng kế toán - tài chính đảm nhiệm 20/20 100 3 Theo ông(bà) thì công tác phân tích tài chính tại Cty cần được quan tâm ở

mức độ nào?

A: Là vấn đề cấp thiết 12/20 60

B: Nên phân tích 7/20 35

C: Không nên 1/20 5

4 Theo ông( bà) nên tiến hành phân tích tài chính của Cty khi nào?

A: Phân tích hàng tháng 5/20 25

B: Phân tích hàng quý 8/20 40

C: Khi kết thúc kỳ tài chính 7/20 35

A: Thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao 2/20 10 B: Tiến hành song chưa thực sự được quan tâm nên kết quả chưa cao 16/20 80

C: Kém hiệu quả 2/20 10

6 Ông (bà) đánh giá như thế nào về tình hình tài chính của Cty trong năm qua?

A: Lành mạnh 11/20 55

B: Tương đối tốt 9/20 45

C: Khủng hoảng 0 0

7 Ông (bà) có thường xuyên sử dụng đến kết quả phân tích tài chính của phòng phân tích tài chính trong Cty không?

A: Thường xuyên 8/20 40

B: Không thường xuyên 12/20 60

8 Theo ông (bà) nên có những giải pháp nào nhằm thúc đẩy công tác phân tích tài chính?

- Ban giám đốc nên có sự quan tâm hơn nữa tới việc thành lập bộ phận chuyên trách về phân tích tài chính và tuyển dụng cán bộ có năng lực cũng như chuyên môn về công tác này.

-Công tác phân tích tài chính cần được tiến hành chuyên môn hóa hơn và sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích để cho ra kết quả phân tích chính xác nhất.

(Nguồn: theo kết quả khảo sát tại công ty TNHH Tiến Đại Phát)

3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

3.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính

3.4.1.1 Nội dung phân tích

Bảng 3.2: Bảng phân tích cấu trúc tài chính

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản ngắn hạn 47.160.289.826 50.196.322.450 125.150.919.768 Tài sản dài hạn 16.600.777.492 17.745.759.492 25.135.852.386 Tổng tài sản 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154 Tổng số nợ 6.275.878.159 6.575.918.909 87.465.531.088 Vốn chủ sở hữu 57.485.189.159 61.366.163.033 62.821.241.146 Tổng nguồn vốn 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154

HS VCSH (%) 90.15 90.32 41.80

TSNH/TTS (%) 73.96 73.88 83.27

TSDH/TTS (%) 26.04 26.12 16.73

HS nợ (%) 9.85 9.68 58.2

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy:

- Hệ số VCSH không biến động nhiều giai đoạn 2008-2009 mà thay đổi nhiều trong năm 2010. Nguyên nhân do thời gian này công ty đang mở rộng kinh doanh, nhập nhiều hàng hóa, phải trả người bán tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

- Hệ số nợ giai đoạn 2008 -2009 không có nhiều biến động tuy nhiên sang năm 2010 thì hệ số này lên tới 58.2 (%), nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty tăng lên mạnh mẽ từ hơn 6 tỷ lên tới hơn 87 tỷ (khoảng 13 lần) trong khi tổng nguồn vốn tăng không đáng kể chỉ từ hơn 67 tỷ đến hơn 150 tỷ (khoảng hơn 2 lần)

- Hệ số TSNH/TTS giai đoạn 2008-2009 không có biến động nhiều. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới dẫn tới nền kinh tế trong nước cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đặc biệt với đặc thù doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hàng hóa, trang thiết bị thì khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn. Sang tới năm 2010 khi nền kinh tế trong nước và thế giới từng bước khắc phục

Một phần của tài liệu nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tiến đạt phát (Trang 26 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)