Phân tích khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tiến đạt phát (Trang 45 - 65)

3.4.4.1 Nội dung phân tích

Bảng 3.7: Bảng phân tích khả năng hoạt động của công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Giá vốn hàng bán 116.222.325.358 136.219.336.594 243.367.966.065 2. Hàng tồn kho bình quân 13.724.561.395 10.664.0144.435 26.407.438.226 2. DT thuần 125.416.572.698 144.229.058.603 268.266.049.002

3. TSNH bq 49.830.778.890 48.678.306.145 87.673.621.084

4. TTS hay VKD bq 61.486.565.387 65.851.574.633 109.114.427.123 5. Số dư bq các khoản phải thu 16.478.836.910 16.899.931.812 28.590.532.243

6. Vòng quay HTK (vòng) 8.46 12.77 9.22

7. Kỳ nhập hàng bình quân 42.55 28.19 39.05

8. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 7.61 8.53 9.38

9. Kỳ thu tiền bq của khoản phải thu 47.31 42.2 38.37

10. Vòng quay tổng tài sản (vòng) 2.04 2.19 2.45

11. Vòng quay vốn lưu động (vòng) 2.52 2.96 3.06

12. Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động 142.86 121.62 117.65

thấy rằng:

- Số vòng quay HTK năm 2009 có xu hướng tăng so với năm 2008 từ 8.46 vòng đến 12.77 vòng, kéo theo đó là kỳ nhập hàng bình quân giảm từ 42.55 ngày đến 28.19 ngày trong một kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hàng tồn kho bình quân giảm chút ít và giá vốn hàng bán lại tăng nhiều hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo đó là sự bất ổn về tỷ giá. Với đặc thù là doanh nghiệp nhập khẩu nên công ty đã hứng chịu những ảnh hưởng không nhỏ của hiện tượng này. Sang đến năm 2010 thì vòng quay HTK có xu hướng giảm xuống còn 9.22 vòng do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân trong kỳ.

- Kỳ thu tiền bình quân giảm từ 47.31 ngày (năm 2008) đến 42.2 ngày (năm 2009) xuống tới 38.37 ngày (năm 2010). Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy thời gian thu tiền bán hàng của công ty từ lúc giao hàng tới lúc thu tiền hàng của khách được rút ngắn lại. Nguyên nhân do vòng quay các khoản phải thu giai đoạn này có xu hướng tăng đều từ 7.61 vòng đến 9.38 vòng. Điều này giúp cho công ty giảm vốn bị đọng trong khâu thanh toán, giảm thiểu những rủi ro về khả năng thu nợ của khách, rút ngắn thời gian quay vòng vốn làm tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

- Vòng quay vốn lưu động, vòng quay tổng tài sản tăng đều từ 2008 đến 2010. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân và vốn kinh doanh bình quân. Điều này cho thấy khả năng quay vòng hiệu quả của vốn lưu động và tổng vốn kinh doanh khi doanh thu tăng rất khả quan.

Như vậy, qua việc nhận xét các hệ số tài chính của công ty ta thấy được: - Công ty có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt, các hệ số tài chính an toàn và lành mạnh.

- Qua các năm, các chỉ số tài chính tuy có biến động song nhìn chung là tốt. - Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho chúng ta thấy được sự chuyển đổi các loại hình tài sản, nguồn vốn của công ty, các loại nợ ngắn hạn

Bảng 3.8: So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 10/09 +/- % +/- %

1.Vòng quay khoản phải thu 7.61 8.53 9.38 0.92 12.08 0.85 9.96

2.Vòng quay HTK 8.46 12.77 9.22 4.31 50.94 (3.35) 27.79

3.Vòng quay VLĐ 2.52 2.96 3.06 0.44 17.46 0.1 3.37

4.Vòng quay TTS 2.04 2.19 2.45 0.15 7.35 0.26 11.87

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Năm 2009/2008:

- Vòng quay khoản phải thu tăng 12.08% do doanh thu thuần tăng từ 125.416.572.698 VNĐ đến 144.229.058.603VNĐ; các khoản phải thu giai đoạn này cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần.

- Vòng quay VLĐ giai đoạn này tăng đều, mức tăng không có sự biến động lớn vì doanh thu thuần tăng cùng tốc độ với TSNH bình quân.

- Vòng quay hàng tồn kho tăng 50.94% . Nguyên nhân do HTK bình quân đã có sự sụt giảm đáng kể và giá vốn hàng bán lại tăng.

- Vòng quay TTS giai đoạn này tăng 7.35%, tăng không nhiều. Năm 2010/2009:

- Vòng quay các khoản phải thu tăng 9.96%, giảm so với mức tăng của năm 2009 so với năm 2008. Cho thấy thời gian phải thu nợ của khách được rút ngắn lại, khâu thanh toán giữa công ty và khách hàng có sự linh hoạt hơn.

- Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn này giảm 3.35 vòng tương đương với 27.79%, do HTK giai đoạn này tăng cao từ 9.450.258.710VNĐ (năm 2009) đến

- Vòng quay VLĐ giai đoạn này vẫn tiếp tục tăng song so với giai đoạn 2009/2008 thì tỷ lệ tăng giảm từ 17.46% xuống 3.37%.

- Vòng quay TTS giai đoạn này tăng và tỷ lệ tăng cao hơn so từ 7.35% (năm 2009/2008) đến 11.87% (năm 2010/2009).

- Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Công ty từ 2008- 2010 tương đối tối, cho thấy vốn được luân chuyển nhanh, doanh thu tăng qua các năm và kết quả kinh doanh khả quan.

3.4.4.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

Bằng việc phân tích các chỉ số, các cán bộ phân tích của công ty đã cho thấy được tình hình hoạt động của công ty trong năm được diễn ra như thế nào. Các chỉ số về kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn lưu động được tính và đánh giá kỹ. Công tác phân tích chi tiết và rõ ràng.

Nhược điểm:

Cần kết hợp giữa nhiều phương pháp phân tích để cho ra kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó cần so sánh với các chỉ tiêu ngành để thấy được thực trạng về khả năng hoạt động của công ty đang ở mức độ nào so với các công ty cùng hoạt động trong ngành, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý hơn.

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠI PHÁT

4.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích tài chính của công ty

4.1.1. Những thành công và kết quả đạt được trong công tác phân tích tài chính tại công ty

Công tác phân tích tài chính tại công ty mới được thực hiện trong thời gian gần đây tuy chưa được sự chú trọng và còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định giúp cho ban giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý tài chính.

- Hoạt động kinh doanh của công ty thường xuyên được xem xét kiểm tra đánh giá để tìm ra những thế mạnh để không ngừng phát huy và hạn chế được những mặt yếu kém.

- Phân tích tài chính chỉ ra cho ban giám đốc thấy những nguy cơ và thách thức có thể gặp phải, từ đó sẽ có hướng khắc phục.

- Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng để ban giám đốc lập các kế hoạch kinh doanh dự toán nhu cầu tài chính trong thời gian tới, qua đó đưa ra các chiến lược kinh doah phù hợp.

4.1.2. Những nguyên nhân tồn tại trong công tác phân tích tài chính

 Nguyên nhân chủ quan

- Do ban giám đốc chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chính vì vậy mà phân tích tài chính chưa thực sự được chú trọng đầu tư thích đáng.

- Công ty chưa có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có trình độ chuyên môn cao.

- Phương pháp phân tích tài chính tại công ty sử dụng còn sơ sài.

 Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, phù hợp hơn nữa lại còn thường xuyên sửa đổi…điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phân tích tài chính.

một các toàn diện về tình hình của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành, trong cùng khu vực so với đối thủ cạnh tranh.

4.1.3. Những hạn chế trong công tác phân tích tài chính tại công ty

Công tác phân tích tài chính tại công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế sau:

 Về tổ chức công tác phân tích tài chính:

Phân tích tài chính tại công ty chưa được quan tâm, được thực hiện ở phòng tài chính-kế toán do một tổng hợp kết quả phân tích đề trình lên giám đốc. Vì vậy không được thực hiện theo đúng quy trình công ty đã đề ra.

 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính:

Công ty có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước, của bộ tài chính về quy chế quản lý tài chính. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính tại công ty chủ yếu vẫn là báo cáo tài chính nhưng thiếu mất báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thực tế báo cáo tài chính của năm trước thì đến tháng 2 của quý I năm sau mới lập xong, trong khi đó mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là từ thực trạng hoạt động kinh doanh đưa ra các kế hoạch chiến lược cho tương lai. Vì vậy kết quả hoạt động phân tích sẽ bị giảm ý nghĩa thực tiễn chiến lược, kế hoạch đề ra đôi khi không kịp sự biến đổi của môi trường kinh doanh.

Khi phân tích tài chính tại công ty nhà phân tích không sử dụng thông tin thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, thông tin về hệ thống pháp lý, thông tin về lạm phát, tỷ giá.

Nói chung các thông tin sử dụng mang nặng tính chất thống kê, tổng hợp mà không nêu được bản chất ý nghĩa của chúng.

 Về phương pháp phân tích:

Phân tích tài chính tại công ty mới chỉ sử dụng 2 phương pháp: phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh, chưa thực sự quan tâm sử dụng phương pháp hiện đại như phương pháp Dupont, phương pháp phân tích độ co giãn, phương pháp phân tích kinh tế lượng. Sụ kết hợp giữa hai phương pháp chưa đồng bộ đế có thể chưa phát

Nội dung còn hết sức sơ sài, mang tích chất khái quát. Mới chỉ tập trung phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua việc phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh. Việc phân tích mới chỉ dừng ở việc đánh giá tổng quan chưa đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những kết quả đó. Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình tài chính của công ty thì mới chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu cơ bản do đó chưa thể đánh giá một cách toàn diện về tài chính của công ty chưa tìm ra những điểm mạnh, những khó khăn cần khắc phục.

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết (thực hiện) phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty

4.2.1. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới

Mục tiêu của công ty trong thời gian tới như sau:

Ngay từ khi thành lập, công ty TNHH Tiến Đại Phát đã chú trọng phát triển

nguồn nhân lực có trình độ, năng động, với thái độ phục vụ tận tình. Chính vì vậy, sau 10 năm hoạt động, hiện nay công ty đã có một đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên lành nghề, trình độ kỹ thuật cao, nhiệt tình, năng động, phân bổ đều cho tất cả các ngành sản xuất và kinh doanh. Hàng năm, công ty đều cử cán bộ đi học tập tại các trung tâm đào tạo lớn trong nước như ĐHBK, ĐHQGHN, ĐHKTQD... nhằm nâng cao trình độ, góp phần xây dựng công ty ngày một phát triển và đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Về nguồn nhân lực:

- Phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao.

- Đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên - Tạo nguồn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến thu nhập của cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ, có năng lực làm nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới của công ty

Công ty đã xây dựng nhà máy hiện đại trên diện tích 10 ha và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, sản xuất các thiết bị dạy nghề như các module thực hành điện, điện tử, điện dân dụng, điện xí nghiệp, điện lạnh, các loại mô hình dàn trải, mô hình cắt bổ máy cơ khí, ôtô... bước đầu đã đem lại thành công tốt đẹp..

Các sản phẩm do công ty sản xuất với chất lượng và giá cả cạnh tranh đã chiếm được lòng tin của khách hàng và được bày bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

Với tiêu chí hoạt động:

Công ty cam kết cung cấp cho khách hàng:

Những sản phẩm chất lƣợng cao với giá cả cạnh tranh

Đáp ứng mọi nhu cầu về sản phẩm của khách hàng

Cung cấp những dịch vụ ƣu đãi cho các khách hàng truyền thống

Dịch vụ bảo hành và bảo trì hoàn hảo nhất

Theo xu hướng phát triển chung công ty đang từng bước xây dựng Thương hiệu Tiến Đại Phát thành một tập đoàn kinh tế mạnh với những nghành nghề kinh doanh đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

4.2.2. Quan điểm giải quyết (thực hiện) đề tài nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty về công tác phân tích tài chính cho thấy công ty chưa chú trọng đến vấn đề phân tích tài chính mà chỉ thực hiện mang tính chung chung. Vì vậy, qua đánh giá và những hạn chế trong công tác tổ chức phân tích tài chính đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty như sau:

 Một là cần xác định tầm quan trọng của phân tích tài chính cho Ban lãnh đạo của công ty thấy rõ những lợi ích cũng như kết quả phân tích mang lại. Tiếp theo là xây dựng lại quy trình chắt chẽ về quyền lợi cũng như trách nhiệm của từng người tham gia vào công tác phân tích.

 Ba là giải quyết việc hòan thiện từng bước trong công tác phân tích tài chính tại công ty về tổ chức tốt công tác phân tích tài chính, thông tin sử dụng trong phân tích, phương pháp phân tích và nội dung của phân tích cần bổ sung để có những kết luận chính xác về tài chính.

Công ty nên thành lập thêm phòng thống kê để giảm bớt gánh nặng cho phòng tài chính – kế toán cũng như để các số liệu thu thập để phân tích tài chính của công ty mang tính khách quan hơn.

4.3. Các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty.

4.3.1.Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty

4.3.1.1 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính tại công ty

Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng mà công ty cần phải thực hiện nay đó là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, công ty cần tiến hành ngay một số việc sau:

- Xác định ngay từ chiến lược của công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi trọng như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó, Ban Giám Đốc công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong quá trình kinh doanh.

- Xây dựng quy trình phân tích tài chính của công ty một các cụ thể, chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích.

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở công ty vẫn chưa được đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ban giám đốc công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy

Một phần của tài liệu nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tiến đạt phát (Trang 45 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)