0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠT PHÁT (Trang 36 -65 )

3.4.1.1 Nội dung phân tích

Bảng 3.2: Bảng phân tích cấu trúc tài chính

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tài sản ngắn hạn 47.160.289.826 50.196.322.450 125.150.919.768 Tài sản dài hạn 16.600.777.492 17.745.759.492 25.135.852.386 Tổng tài sản 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154 Tổng số nợ 6.275.878.159 6.575.918.909 87.465.531.088 Vốn chủ sở hữu 57.485.189.159 61.366.163.033 62.821.241.146 Tổng nguồn vốn 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154

HS VCSH (%) 90.15 90.32 41.80

TSNH/TTS (%) 73.96 73.88 83.27

TSDH/TTS (%) 26.04 26.12 16.73

HS nợ (%) 9.85 9.68 58.2

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy:

- Hệ số VCSH không biến động nhiều giai đoạn 2008-2009 mà thay đổi nhiều trong năm 2010. Nguyên nhân do thời gian này công ty đang mở rộng kinh doanh, nhập nhiều hàng hóa, phải trả người bán tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

- Hệ số nợ giai đoạn 2008 -2009 không có nhiều biến động tuy nhiên sang năm 2010 thì hệ số này lên tới 58.2 (%), nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty tăng lên mạnh mẽ từ hơn 6 tỷ lên tới hơn 87 tỷ (khoảng 13 lần) trong khi tổng nguồn vốn tăng không đáng kể chỉ từ hơn 67 tỷ đến hơn 150 tỷ (khoảng hơn 2 lần)

- Hệ số TSNH/TTS giai đoạn 2008-2009 không có biến động nhiều. Nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới dẫn tới nền kinh tế trong nước cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đặc biệt với đặc thù doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hàng hóa, trang thiết bị thì khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn. Sang tới năm 2010 khi nền kinh tế trong nước và thế giới từng bước khắc phục được khó khăn và có những bước tiến khả quan thì hệ số này đã thay đổi đáng kể (từ 73.88% đến 83.27%)

- Hệ số TSDH/TTS giai đoạn 2008-2009 không có nhiều thay đổi sang tới giai đoạn 2009-2010 thì hệ số này thể hiện sự sụt giảm do chiến lược phát triển và ổn định của công ty .

Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 10/09 +/- % +/- % 1 Nợ phải trả 6.275.878.159 6.575.918.909 87.465.531.008 300.040.750 4.78 80.889.612.099 1230.25 2 Vố chủ sở hữu 57.485.189.159 61.366.163.033 62.821.241.146 3.880.973.880 6.75 1.455.078.110 2.371 3 Nguồn vốn 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154 4.181.014.630 6.55 82.344.690.162 121.19 4 Hệ số nợ 0.098 0.096 0.582 (0.002) 2.041 (0.486) 506.25 5 Hệ số vốn chủ sở hữu 0.902 0.904 0.418 0.002 0.22 (0.486) 53.76 6 Hệ số nợ/VCSH 0.11 0.106 1.386 (0.004) 3.63 1.28 1207.54

- Hệ số nợ giai đoạn này giảm 0.002 tương ứng với 2.041% do tốc độ tăng của nợ chậm hơn tốc độ tăng của nguồn vốn (bảng 3.4)

- Hệ số vốn chủ sở hữu và Hệ số nợ/VCSH không có nhiều biến động Năm 2010/2009:

- Hệ số nợ tăng 506.25% do nợ phải trả tăng 1230.25% nhưng tổng nguồn vốn chỉ tăng 121.19%. Nguyên nhân là do nợ vay ngắn hạn của công ty giai đoạn này tăng cao từ 6.575.918.909VNĐ đến 87.465.531.008VNĐ.

- Hệ số nợ/VCSH tăng 1207.54% do nợ phải trả lớn gấp nhiều lần so với VCSH. Đây là một trong những chiến lược phát triển của công ty khi sử dụng đòn bẩy tài chính, dùng nợ vay để tài trợ cho phần lớn tài sản của mình. Song nếu hệ số này tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo sẽ gây bất ổn cho tình hình tài chính của công ty; thêm vào đó việc lạm dụng vốn vay để phát triển kinh doanh sẽ làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi và gốc vay trong tương lai nếu hiệu quả kinh doanh không tốt như mong đợi.

3.4.1.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

Trong phương pháp phân tích nội dung này, công ty đã sử dụng phương pháp so sánh. Công ty đã so sánh theo chiều ngang để thấy quy mô kinh doanh của công ty và chiều dọc của bảng để thấy cơ cấu và sự biến động của từng khoản mục của tài sản. Đây là một cách làm hiệu quả và chi tiết. Thông tin mang lại qua việc phân tích sẽ giúp các nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý cho cơ cấu tài sản.

Nhược điểm:

Nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm của các khoản mục tài sản để đánh giá về tình hình tài sản chung của công ty thì chưa thật sự chính xác mà nên xem xét sự biến động của tài sản trong mối liên hệ giữa doanh thu và lợi nhuận để có kết luận chính xác hơn.

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tài sản ngắn hạn 47.160.289.826 50.196.322.450 125.150.919.768 2. Hàng tồn kho 11.877.770.143 9.450.258.710 43.364.617.729 3. Tiền và các khoản tương đương tiền 17.719.194.528 19.432.512.079 38.256.122.695 4. Nợ ngắn hạn 6.107.430.801 6.575.918.909 87.465.531.008 5. Lợi nhuận trước thuế 4.731.725.692 5.025.372.935 10.561.668.120 6. Lãi vay phải trả 816.760.039 818.792.623 2.729.966.436

HS khả năng thanh toán nợ NH (lần) 7.72 7.63 1.43

HS thanh toán nhanh (lần) 5.72 6.14 0.88

HS thanh toán tức thời (lần) 2.9 2.95 0.44

HS khả năng thanh toán lãi vay 6.79 7.14 4.86

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty có xu hướng thay đổi rõ nét ở từng khoản mục.

- Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2008 đến 2009 là 7.72 và 7.63. Đây là những hệ số thanh toán ở mức tốt và đều lớn hơn 1 nhiều lần. Nó phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong ngắn hạn. Tuy nhiên ở giai đoạn 2009 đến 2010 thì hệ số này sụt giảm rất nhiều do cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng rõ rệt. Nhưng mức tăng của nợ ngắn hạn vẫn cao hơn nhiều lần so với tài sản ngắn hạn, điều này tác động tới hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1.

- Về khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2008 đến 2009 vẫn ở mức rất tốt từ 5.72 đến 6.14. Đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Cụ thể là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 5.72 đồng (năm 2008) và 6.14 đồng (năm 2009) tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Giai đoạn 2009 đến 2010 thì hệ số này sụt giảm trầm trọng xuống chỉ còn 0.88 (giảm khoảng gần 7 lần so với năm 2009). Tuy hệ số này không nói lên mức độ thanh toán ngay các khoản nợ trong

nhanh thì hệ số này cũng có sự thay đổi đáng kể giai đoạn 2009 đến 2010.

- Về khả năng thanh toán lãi vay: giai đoạn 2008 đến 2009 tăng từ 6.79 đến 7.14. Có nghĩa cứ 1 đồng lãi vay mà công ty sử dụng được đảm bảo bằng 6.79 đồng đến 7.14 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên sang đến năm 2010 thì 1 đồng lãi vay sử chỉ được đảm bảo bằng 4.86 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Nguyên nhân: Công ty TNHH Tiến Đại Phát đã thay đổi chiến lược kinh doanh, trong năm 2010 đã tăng hơn hai lần giá trị tài sản ngắn hạn kéo theo đó là khoản nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh. Trong giai đoạn này công ty đã nhập số lượng hàng hóa lớn, đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn khác.

Tuy nhiên, việc đánh giá một DN có đảm bảo tốt khả năng thanh toán của mình hay không không chỉ đơn giản dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của DN, số liệu trung bình ngành có ý nghĩa rất quan trọng. Song ở Việt Nam nói chung, cũng như trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, việc thu thập được số liệu trung bình ngành là công việc không hề đơn giản

Bảng 3.5: So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 10/09 +/- % +/- %

1.Khả năng thanh toán nợ NH 7.72 7.63 1.43 0.09 1.16 (6.2) 81.25 2.Khả năng thanh toán nhanh 5.77 6.19 0.93 0.42 7.27 (5.26) 84.97

3.Khả năng thanh toán tức thời 2.9 2.95 0.44 0.05 1.72 (2.51) 85.08

4.Khả năng thanh toán lãi vay 6.79 7.14 4.86 0.35 5.15 (2.28) 31.93

đoạn 2008 đến 2009 không có nhiều biến động và ở mức tốt. Sang đến giai đoạn từ 2009 đến 2010 thì các chỉ tiêu này biến động lớn. Cụ thể:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giai đoạn này giảm 81.25%, khả năng thanh toán nhanh giảm 84.97%, khả năng thanh toán tức thời giảm 85.08%, khả năng thanh toán lãi vay giảm 31.93%. Các chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh các khoản nợ bị giảm sút rõ rệt trong giai đoạn 2009-2010. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng cao từ 6.575.918.909 VNĐ (năm 2009) đến 87.465.531.008 VNĐ (năm 2010); hàng tồn kho tăng mạnh từ 9.450.258.710 VNĐ (năm 2009) đến 43.364.617.729 VNĐ (năm 2010). Như vậy, công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tốt hơn.

3.4.2.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

Khi phân tích về khả năng thanh toán của công ty, các cán bộ phân tích không chỉ dừng lại ở việc xem xét khả năng thanh toán hiện thời mà còn xem xét khả năng thanh toán nhanh…với hệ thống các chỉ tiêu thanh toán đầy đủ như vậy ban lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt được chính xác tình hình của công ty. Từ đó có kế hoạch giải quyết các vấn đề công nợ nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính cho công ty. Đối với các đối tượng bên ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư thì các thông tin mà kết quả phân tích về khả năng tha nh toán mang lại sẽ vô cùng hữu ích. Đó sẽ là cơ sở để họ đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

Nhược điểm:

Quá trình phân tích cần kết hợp với những đánh giá xác đáng hơn nữa và nên sử dụng nhiều biện pháp phân tích để đem lại hiệu quả chính xác nhất.

Đơn vi: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. DT thuần 125.416.572.698 144.229.058.603 268.266.049.002

2. LNST 3.406.842.498 3.618.268.513 8.713.376.199

3. VCSH 57.485.189.159 61.366.163.033 62.821.241.146 4.Lợi nhuận trước thuế 4.731.725.692 5.025.372.935 10.561.668.120

5. Lãi vay 816.760.039 818.792.623 2.729.966.436 6. Tổng TS 63.761.067.318 67.942.081.942 150.286.772.154 7. Tỷ suất LNST/Tổng TS (%) 5.34 5.32 5.79 8. Tỷ suất LNST/DT thuần (%) 2.72 2.51 3.25 9. Tỷ suất LNST/VCSH (%) 5.93 5.89 13.87 10. ROAe (%) 8.69 8.59 8.84

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

- So sánh tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu luôn luôn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, do đó đã khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất LNST trên DTT trong giai đoạn 2008-2009 (từ 2.72% đến 2.51%) có giảm nhẹ do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên hiệu quả kinh doanh có giảm sút, dẫn tới lợi nhuận sau thuế cũng bị giảm. Trong giai đoạn từ 2009- 2010 tỷ suất này tăng đáng kể từ 2.51% đến 3.25%. Cụ thể, cứ 100 đồng doanh thu sẽ thu được 2.51 đến 3.25 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng lên này là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Để có được kết quả này công ty đã có những chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng thị trường, kinh doanh đa ngành hơn và chính sách quản trị tài chính thích hợp.

- Tỷ suất LNST/VCSH phản ánh khả năng sinh lời của VCSH. Đây cũng là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời rõ nhất của công ty. Nhìn vào bảng 3.7 ta có thể

Điều này cũng cho thấy giai đoạn này công ty có hiệu quả kinh doanh rất tốt nhờ những chính sách hợp lý nên thu được lợi nhuận cao.

- Tỷ suất LN trước thuế và lãi vay/ TTS (ROAe) không có nhiều biến động do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay xấp xỉ tốc độ tăng của tổng tài sản.

3.4.3.2 Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

Có sự kết hợp giữa các phương pháp. Kết quả cho người đọc thấy được khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nhược điểm:

Chưa nêu bật và giải thích rõ sự biến động trong các chỉ số về chỉ suất qua các năm là do đâu. Điều này sẽ phần nào gây hoang mang cho nhà đầu tư và các nhà cho vay về quyết định đầu tư cũng như có tiếp tục cho vay công ty hay không trong tương lai.

3.4.4. Phân tích khả năng hoạt động

3.4.4.1 Nội dung phân tích

Bảng 3.7: Bảng phân tích khả năng hoạt động của công ty

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Giá vốn hàng bán 116.222.325.358 136.219.336.594 243.367.966.065 2. Hàng tồn kho bình quân 13.724.561.395 10.664.0144.435 26.407.438.226 2. DT thuần 125.416.572.698 144.229.058.603 268.266.049.002

3. TSNH bq 49.830.778.890 48.678.306.145 87.673.621.084

4. TTS hay VKD bq 61.486.565.387 65.851.574.633 109.114.427.123 5. Số dư bq các khoản phải thu 16.478.836.910 16.899.931.812 28.590.532.243

6. Vòng quay HTK (vòng) 8.46 12.77 9.22

7. Kỳ nhập hàng bình quân 42.55 28.19 39.05

8. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 7.61 8.53 9.38

9. Kỳ thu tiền bq của khoản phải thu 47.31 42.2 38.37

10. Vòng quay tổng tài sản (vòng) 2.04 2.19 2.45

11. Vòng quay vốn lưu động (vòng) 2.52 2.96 3.06

12. Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động 142.86 121.62 117.65

thấy rằng:

- Số vòng quay HTK năm 2009 có xu hướng tăng so với năm 2008 từ 8.46 vòng đến 12.77 vòng, kéo theo đó là kỳ nhập hàng bình quân giảm từ 42.55 ngày đến 28.19 ngày trong một kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hàng tồn kho bình quân giảm chút ít và giá vốn hàng bán lại tăng nhiều hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo đó là sự bất ổn về tỷ giá. Với đặc thù là doanh nghiệp nhập khẩu nên công ty đã hứng chịu những ảnh hưởng không nhỏ của hiện tượng này. Sang đến năm 2010 thì vòng quay HTK có xu hướng giảm xuống còn 9.22 vòng do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân trong kỳ.

- Kỳ thu tiền bình quân giảm từ 47.31 ngày (năm 2008) đến 42.2 ngày (năm 2009) xuống tới 38.37 ngày (năm 2010). Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy thời gian thu tiền bán hàng của công ty từ lúc giao hàng tới lúc thu tiền hàng của khách được rút ngắn lại. Nguyên nhân do vòng quay các khoản phải thu giai đoạn này có xu hướng tăng đều từ 7.61 vòng đến 9.38 vòng. Điều này giúp cho công ty giảm vốn bị đọng trong khâu thanh toán, giảm thiểu những rủi ro về khả năng thu nợ của khách, rút ngắn thời gian quay vòng vốn làm tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

- Vòng quay vốn lưu động, vòng quay tổng tài sản tăng đều từ 2008 đến 2010. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân và vốn kinh doanh bình quân. Điều này cho thấy khả năng quay vòng hiệu quả của vốn lưu động và tổng vốn kinh doanh khi doanh thu tăng rất khả quan.

Như vậy, qua việc nhận xét các hệ số tài chính của công ty ta thấy được: - Công ty có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt, các hệ số tài chính an toàn và lành mạnh.

- Qua các năm, các chỉ số tài chính tuy có biến động song nhìn chung là tốt. - Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho chúng ta thấy được sự chuyển đổi các loại hình tài sản, nguồn vốn của công ty, các loại nợ ngắn hạn

Bảng 3.8: So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 10/09 +/- % +/- %

1.Vòng quay khoản phải thu 7.61 8.53 9.38 0.92 12.08 0.85 9.96

2.Vòng quay HTK 8.46 12.77 9.22 4.31 50.94 (3.35) 27.79

3.Vòng quay VLĐ 2.52 2.96 3.06 0.44 17.46 0.1 3.37

4.Vòng quay TTS 2.04 2.19 2.45 0.15 7.35 0.26 11.87

(Nguồn: theo báo cáo tài chính của công ty và kết quả tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Năm 2009/2008:

- Vòng quay khoản phải thu tăng 12.08% do doanh thu thuần tăng từ

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠT PHÁT (Trang 36 -65 )

×