6 Có chính sách thuế đất hợp lý, giảm giả cho thuê đất và chi phí quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội (Trang 30 - 35)

Chúng ta cần có chính sách về thuế đất hợp lý để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX còn phải trú trọng đến việc đầu tư lấp đầy diện tích KCN, KCX. Phải có giá thuế đất phù hợp mới có thể thu hút được các nhà đầu tư. Các KCN Hà Nội với nhiều lợi thế của mình trong việc thu hút các nhà đầu tư cũng cần phải quan tâm. Hiện nay giá thuế đất của các KCN, KCX cao hơn so với các KCN khác trong cả nước. Bên cạnh đó chi phí quản lý của các KCN Hà Nội hiện nay cũng khá cao.

Giải pháp ở đây là nên miễn tiền thuế đất hoặc chỉ thu tượng trưng với mức thấp nhất để phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Phải coi việc giải phóng mặt bằng để lập khu công nghiệp thuộc loại đất sử dụng vào mục đích công cộng vì lợi ích quốc gia thì mới có chính sách đền bù và giải tỏa nhanh.

Cho phép các doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp cũng có đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật, ít nhất phải có quyền chuyển nhượng để tạo điều kiện cho họ tiếp tục cho thuê lại mới thuận lợi cho việc thu hút đầu tư lấp đầy KCN.

2.7.Cần có cơ chế chính sách tài chính và thuế hợp lý để thực sự khuyến khích hoạt động của KCN

Cần có cơ chế chính sách tài chính và thuế hợp lý để thực sự khuyến khích hoạt động của các KCN. Muốn vậy phải nới lỏng việc sử dụng thị trương nội địa cho các KCN tại Việt Nam sử dụng thị trường trong nước đối với những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng kém hiệu quả và sức cạnh tranh. Song nên khuyến khích họ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế hình thức đơn thuần gia công đề vừa đảm bảo chiến lược hướng về xuất khẩu nhưng cũng không coi nhẹ thị trường nội địa. Có thể giảm thuế đối với các dự án đầu tư trong nước, và có thể gia thêm thời hạn miễn thuế đối với các dự án đầu tư trong nước để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa dự án đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước. Và tuỳ theo từng trường hợp việc miễn thuế có thể là toàn bộ hay từng phần và có thể kết hợp với các khuyến khích khác như: miễn trừ khấu hao hoặc trả sau, không hạn chế mức thua lỗ, giảm thuế cho các khoản lợi nhuận tái đầu tư.

Các khuyến khích về tài chính bao gồm việc miễn mọi chế độ quản lý về ngoại hối, đảm bảo cho chuyển về nước không hạn chế số lợi nhuận thu được... và một số các biện pháp khuyến khích khác như:

- Trợ cấp về thành tích xuất khẩu.

- Có trao giải thường hàng năm cho các công trình sáng tạo hoặc cải tiến sản phẩm.

- Trợ cấp khấu hao nhanh. - Trợ cấp lãi suất vay tín dụng.

- Trợ cấp một phần chi phí cho tài sản cố định, chi phí đào tạo công nhân.

2.8. Đào tạo tay nghề công nhân cung ứng cho các khu công nghiệp

Tập trung đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ lao động đang chuẩn bị làm việc trong các KCN, KCX vì vấn đề này đang là điểm yếu trong giáo dục - đào tạo cua chúng ta. Do vậy vấn đề lao động kỹ thuật và lao động quản lý phải là giải pháp

cần được quan tâm trước hết. Tương lai thành công hay không thành công phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ những nhà lao động và những nhà quản lý này.

Phần lớn các KCN, KCX đang ở giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, mới chỉ có ít nhà máy nên số lượng chưa cần nhiều nhưng những năm tới chắc chắn chúng ta phải cần tới mốt số lượng lớn. Do đó chúng ta phải có một kế hoạch đào tạo sát thực với nhu cầu và đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Điều tất yếu không thể đào tạo một cách ồ ạt mà trung tâm phải xuống tận nơi, phối hợp từng huyện xã để phát phiếu học nghề đăng ký theo trình độ.

Các trung tâm huấn luyện tay nghề có thể được thành lập theo chuyên ngành: cơ khí, điện từ, công nghiệp may... Nguồn kinh phí để thành lập các trung tâm là nguồn viên trợ từ OAD, địa phương góp phần xây dựng đất xây dựng trường, một phần kinh phí đào tạo tuyển dụng của doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng là học phí cho người lao động. Theo đánh giá của một lãnh đạo huyện ngoại thành Hà Nội, mức giá từ 700.000-800.000đ cho môt lao động cộng cả xin việc là một con số quá cao so với đời sống và thu nhập của một gia đình nông dân hiện nay. Hiện trạng đó đòi hỏi phải có một chính sách đào tạo riêng cho người các địa phương tại những nơi đã phaỉ nhường đất để xây dựng các KCN, KCX.

KẾT LUẬN

Là một nước đi sau trong việc phát triển KCN, KCX, Việt Nam phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt về vốn đầu tư nước ngoài với các nước khác. Tuy nhiên có lợi thế là nước đi sau, Việt Nam có điều kiện để tránh những sai lầm, học tập những kinh nghiệm của các nước đi trước từ đó có những hoạch định đúng đắn về phát triển và quản lý các KCN.

Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế của đất nước, với vai trò của mình Hà Nội phải là đầu tiên về phát triển kinh tế ở phía Bắc cũng như cả nước. Để thực hiện được điều này thì phát triển công nghiệp trong đó có các KCN là một yếu tố tất yếu.

Các KCN Hà Nội chỉ thực sự hình thành từ năm 1994. Mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà phát triển KCN Hà Nội mang lại. Các KCN Hà Nội đã góp phần quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Các KCN này đã góp phần bảo vệ môi trường, một yếu tố trước đây chúng ta chưa làm được. Các KCN này đã góp phần nâng cao KH-CN của ngành công nghiệp thủ đô, góp phần nâng cao dân trí, hình thành các đô thị mới...

Do đó việc phát triển KCN Hà Nội là một con đường đúng đắn để tiến hành CNH, HĐH thủ đô và đất nước. Sự đóng góp của các KCN vào nền kinh tế đã được khẳng định, tuy nhiên để giải quyết những tồn tại chúng ta cần sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để các KCN tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.PTS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình kinh tế và quản lý công

nghiệp. NXB Giáo dục 1999

2. PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai, Giáo trình kinh tế đầu tư,

Nxb Giáo dục 1998.

3. Tạp chí Nghiên cứu lý luận 10/2000.

4. Tạp chí Thương mại, 13/2000.

5. Tạp chí Công nghiệp, số 12/2001, 13/2001,4/2002,6/2002

6. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 50/2001, 1/2002,8/2002.

7. Thời báo kinh tế, số 31/2000

9. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6/2000, 7/2000, 12/2001.

10. Tạp chí Tài chính, số 4/2001, 12/1999. 11. Tạp chí Lao động xã hội, số 8/2001.

12.Tạp chí Kinh tế dự báo, 2/2001,3/2001

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w