GIAN TỚI
1.1. Định hướng phát triển KCN, KCX của Việt Nam
Vấn đề hình thnàh phát triển KCN, KCX là một trong những nội dung cơ bản của quốc sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong chương trình phát triển công nghiệp của Đảng đã xác định:
- Hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.
- Phát triển công nghiệp nông thôn và ven đô thị ở các thành phố thị xã cần nâng cấp cải tạo các cơ sở hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra khỏi thành phố hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫn và khu dân cư.
Theo dự báo phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2005 sẽ có khoảng 100 KCN, KCX và sẽ có khoảng 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 170ha, trong đó Hà Nội chiếm 2 khu công nghiệp với diện tích 64ha (giai đoạn I), Thực hiện phương hướng trên có ý nghĩa chiến lược vừa là giải pháp lớn góp phần đảm bảo nhiệp độ tăng trưởng công nghiệp những năm 2000-2005. Đến năm 2005, dự báo GDP bình quân khoảng 800USD/người, tỷ trọng nông nghiệp khoảng 17-18%, công nghiệp và xây dựng 35-36%, dịch vụ 46-47% trong GDP.
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2010 bao gồm các mục tiêu chủ yếu sau:
- Việc xây dựng hình thành các KCN, KCX, khu công nghệ cao trên phạm vi cả nước phải mang tính phù hợp chung đối với quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và quốc gia.
- Các KCN, KCX, khu công nghệ cao phải được xây dựng trên những vùng đất chủ yếu là đất xấu, cằn cỗi. Không thể canh tác hoặc phát triển nông nghiệp
cho năng suất cao. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng như vựa tận dụng được đất đai lại vừa có thể làm giàu đất đai đó lên nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng KCN, KCX, khu công nghệ cao phải đặc biệt đảm bảo đúng quy định về an toàn môi sinh, môi trường.
- Như dự kiến năm 2005 sẽ hình thành 100 KCN, KCX, khu công nghệ cao thì tổng diện tích đất khoảng 10.000ha.
Nhìn chung, quy hoạch tổng thể phát triển KCN từ nay đến năm 2010 mới chỉ nên lên những hướng đi chủ yếu dựa vào những kết quả ban đầu đã đạt được. Mặc dù quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cần phải sửa đổi từng bước trong qúa trình hình thành và xây dựng KCN, KCX trên phạm vi cả nước.
1.2.Định hướng phát triển KCN, KCX Hà Nội
Theo báo cáo chiến lược trong 10 năm tới (2001-2010) để nền kinh tế cả nước tăng trưởng ở mức trung bình 7-8% thì các thành phố lớn phải có tốc độ tăng gấp 1,4-1,5 lần. Như vậy Hà Nội cần phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng 10% năm, trong đó công nghiệp là: 3%. Theo đó các ngành mũi nhọn được xác định là: cơ khí, điện điện tử, tin học, dệt may, da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm sẽ chiếm 63-70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên cả địa bàn tuỳ theo từng giai đoạn. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2001-2005 là 16.613 tỷ đồng, giai đoạn 2006-2016 là 36.013 tỷ đồng. Để thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn như vậy đòi hỏi chúng ta phải có nhiều cố gắng cần thực hiện những điều kiện có nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Mục tiêu phát triển công nghiệp Hà nội trong giai đoạn 2001- 2010 là: nâng cao hiệu quả sử dụng các KCN tập trung đã có, xây dựng thêm một số KCN mới tập trung bằng nguồn vốn trong nước, hỗ trợ để phát triển các cụm sản xuất công
nghiệp ở các quận, huyện và các làng nghề. Sớm có biện pháp cùng các nhà đầu tư hạ tầng nước ngoài đưa các KCN tập trung đã có vào hoạt động.