MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội (Trang 27 - 29)

TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Xem xét lại quy hoạch phát triển KCN

Điều chỉnh quy hoạch thành phố Hà nội đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ: cải tạo 9 KCN hiện có là: Minh Khai – Vĩnh Tuy, Trương Định – Giáp Bát, Pháp Vân – Văn Điển, Cầu Bươu, Thượng Đình – Nguyễn Trãi, Cầu Diễn – Mai Dịch, Chèm, Gia Lâm – Yên Viên, Đông Anh và một số xí nghiệp, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác trong khu vực nội thành.

Giải pháp cải tạo các KCN này là di chuyển các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài khu vực nội thành, thay đổi chức năng sản xuất cho phù hợp quy hoạch, hạn chế mở rộng về diện tích, đầu tư chiều sâu, nâng công suất, bảo đảm vệ sinh môi trường. Phát triển một số KCN tập trung mới, một số cụm công nghiệp được bổ xung mở rộng như Cầu Diễn, Cầu Bươu, Pháp Vân, Đức Giang. Đối với các KCN tập trung cần bảo đảm cơ cấu sử dụng đất theo quy chuẩn, trong đó đất xây dựng nhà máy không quá 60%.

Qua đó ta thấy, việc xây dựng khu công nghiệp trước hết phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế xã hội, không thể quyết định một cách chủ quan. Hơn nữa sau khủng hoảng kinh tế khu vực, khả năng tăng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chưa mạnh, cho nên trong quy hoạch phát triển KCN trong những năm tới cần có những điều chỉnh thích hợp.

2.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển các KCN

Tuy nước ta đã có nhiều quy định ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong KCN, KCX nhưng so với các nước trong khu vực còn kém hấp dẫn. Nhà nước

vẫn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cần có sự ưu đãi hơn nữa đối với các doanh nghiệp KCN (ví dụ: có mức thuế ưu đãi hơn), đồng thời cần tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuốc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN. Chúng ta cần xem xét bổ sung một số vấn đề mà các nhà đầu tư khác quan tâm.

Thực hiện cơ chế đăng ký với thủ tục hàn chính đơn giản hơn.

Cần quy hoạch cụ thể việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào phục vụ hoạt động của KCN.

Có các chính sách khuyến khích, các ngành sử dụng nguyên vật liệu trong nước, đầu tư công nghiệp mới.

Có các chính sách ưu đãi cho các KCN tại những vùng ưu tiên (vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn).

2.3. Cải tiến cơ chế quản lý thực hiện việc giao cho Ban Quản lý

Các KCN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, các KCN, KCX tiếp tục phân cấp và ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN, KCX một cách đồng bộ, tạo điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng hơn chính phủ và thành phố cần tiếp tục phân cấp và ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội trong việc ra quyết định có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong KCN.

Cần cải tiến mô hình công ty phát triển để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả lớn của KCN. Các công ty sẽ chuẩn bị đề án khi thi hành thành KCN, sau khi được phê duyệt thì công ty sẽ tổ chức phát triển để đạt được mục đích đề ra (công ty không chỉ còn kinh doanh cơ sở hạ tầng). Công ty không can thiệp vào quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo yêu cầu.

Về thủ tục hành chính: Hiện nay, một vấn đề rất được các nhà đầu tư quan tâm là cải cách thủ tục hành chính trước đây để có được giấy phép yêu cầu, các nhà đầu tư cần phải qua rất nhiều cấp, ngành và đủ loại các con dấu. Có dự án phải kéo dài từ 3-5 năm, chỉ riêng giai đoạn xin giấy tờ thủ tục hành chính. Do vậy đây là một vấn đề nổi cộm cần được giải quyết.

2.4 Chủ động tiếp thu cho các khu công nghiệp

Để đẩy mạnh việc vận động đầu tư vào KCN Ban Quản lý các KCN, công ty phát triển cơ sở hạ tầng cần chủ động phối hợp với thành phố, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, tổ chức các hội nghi nhằm giới thiệu các KCN với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời có kế hoạch mới các doanh nghiệp có tiềm năng ở trong nước, nước ngoài vào thăm các KCN để tạo điều kiện cho họ có thể hiểu rõ các KCN của Hà Nội. Ban Quản lý các KCN cần hợp tác chặt chẽ với phòng thương mại ở các nước phát triển, bên cạnh đó Ban Quản lý cần đặt mối quan hệ với các tổ chức công nghiệp khác (ví dụ: UNIDO).

Các KCN cần kết hợp với Bộ Công nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình, mạng điện tử để cung cấp các thông tin về chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu các thông tin cơ bản về KCN: cơ sở hạ tầng, giá thuê đất... đến các nhà đầu tư có quan tâm.

Trong công tác vận động tiếp thị cũng cần trú trọng thu hút các chủ đầu tư nước ngoài ở nhiều khu vực khác nhau tạo nên sự đa dạng trong hoạt động đầu tư, hạn chế rủi ro khi có những biến động xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư vào các KCN Hà Nội (Trang 27 - 29)