II. Một số giải pháp và kiến nghị
1. Biện pháp và kiến nghị đối với sản xuất
1.1 Tổ chức lại sản xuất theo hớng kinh tế trang trại, qui hoạch
vùng sản xuất quế tập trung
Để có thể xuất khẩu quế với khối lợng, chất lợng ổn định và thuận tiện trong ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thì không thể tổ chức trồng quế nh hiện nay hoặc khoanh vùng theo địa giới hành chính nào đó rồi tuyên truyền vận động bà con nhân dân trồng quế theo hợp đồng hay các đơn đặt hàng của các công ty chế biến xuất khẩu hoặc các nhà thu gom cung ứng xuất khẩu. Phơng thức này trên thực tế không còn phù hợp với những điều kiện xuất khẩu hiện nay nữa. Bởi vì sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lợng, không đồng đều, không đáp ứng đợc các yêu cầu về độ sạch cũng nh độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này là do các hộ gia đình còn khá tự do trong việc chọn giống, chăm bón, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và ý thức tôn trọng các cam kết đã ghi trong hợp đồng còn rất kém. Hơn nữa việc sản xuất còn manh mún nh hiện nay sẽ rất khó cho việc ứng dụng máy móc thiết bị và khoa học công nghệ vào việc trồng trọt, chăm bón.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phải đa ra các định hớng phát triển cây quế cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng vùng, từng thời điểm ngành sản xuất nh đã trình bày ở phần trên nhất thiết chúng ta phải có định hớng về diện tích sản xuất thì việc quản lí mới có hiệu quả. Bên cạnh đó nhân dân cũng nhất thiết phải theo sự chỉ đạo sát sao của các Bộ, ban, ngành có liên quan để có thể thực hiện tốt các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Chúng ta hết sức tránh tình trạng đua nhau, ồ ạt trồng loại cây mà khi nhu cầu của nó tăng cao, đến khi đợc thu hoạch thì lại bị rớt giá khiến cho bà con bị thiệt hại nặng nề.
Vì vậy, trên cơ sở 4 vùng trồng quế truyền thống nêu trên, cần qui hoạch một cách chi tiết, rõ ràng để có thể tập trung sản xuất và áp dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học vào ngành trồng quế.