Bước B: Xác định cấu trúc, chức năng, dịch vụ, sản phẩm của

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 51 - 54)

khu vực trong hệ sinh thái. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát

Xác định chức năng, nhiệm vụ, và xác định các dịch vụ, sản phẩm hệ sinh thái có thể cung cấp

VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng chính sau:

- Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, bảo tồn nguồn gien các động, thực vật quý hiếm, các loại đặc sản của vườn (kim giao, và nước, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát và các loài ưu tiên bảo tồn khác).

- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử.

- Phục hồi lại hệ sinh thái rừng tại các khu vực đã bị tác động, phục hồi các động, thực vật quý có nguồn gốc ở đảo.

- Nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm phục vụ yêu cầu bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng theo các hợp đồng.

- Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, kết hợp phục vụ tham quan du lịch.

- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý phát triển kinh tế và bảo vệ đa dạng sinh học vùng đệm.

Khu vực vùng lõi VQG Cát Bà: Có trụ sở chính tại xã Trân Châu, huyện Cát

Hải, thành phố Hải Phòng. Với tổng diện tích: 16.195 ha, trong đó có 10.931,7 ha là núi rừng và đảo, phần biển có diện tích 5.265,1 ha. Vườn được chia thành ba phần khu chức năng:

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 4.914,6 ha được lựa chọn những nơi ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch đối với môi trường sống của các loài động thực vật, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

44

- Khu phục hồi sinh thái có diện tích 11.094 ha làà khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết.

- Khu hành chính dịch vụ 93,1 ha được quy hoạch trong thung lũng Trung Trang, có mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cũng như các hoạt động giải trí khác.

Vùng đệm của VQG Cát Bà: Có diện tích 15.259,8 ha, nằm trên địa bàn 06 xã,

được chia thành hai khu vực:

- Vùng đệm 1: Toàn bộ vùng 1 nằm trong xã Việt Hải (141,3 ha). Khu vực này có một phần vùng đệm được bao quanh bởi khu vực vùng lõi của VQG Cát Bà, tách biệt với thế giới bên ngoài, còn nhiều khung cảnh hoang sơ, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. - Vùng đệm 2: Vùng 2 nằm ngoài VQG với tổng diện tích 15.118,5 ha, gồm

các xã Phù Long, Hiền Hào, Gia Luận, Xuân Đám, Trân Châu và Thị trấn Cát Bà.

Khu vực vùng đệm 2 có thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Đây là nơi tập trung phần lớn rừng ngập mặn của đảo Cát Bà, và chủ yếu ở xã Phù Long với mật độ còn tương đối cao. Tổng diện tích là 775,98 ha. Đồng thời đây là xã có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, có thể triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo tồn rừng ngập mặn. Đồng thời với diện tích rừng ngập mặn như vậy, Phù Long cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra, khu vực vùng đệm 2 còn có các điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển ngành nuôi cá lồng bè trên biển. Tập trung chủ yếu ở các vịnh kín thuộc khu vực cãc xã Gia Luận và Thị trấn Cát Bà (Hình 3.1).

Diện tích đất có thể trồng lúa nước và các loại nông sản khác tập trung ở các xã Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu.

45

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà,giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020

Nguồn: Phòng Khoa học Kỹ Thuật- VQG Cát Bà Thiết lập cơ chế quản lý và giám sát

Vùng lõi VQG Cát Bà: Chịu trách nhiệm quản lý của Ban quản lý VQG Cát

Bà.

- Khu bảo vệ nghiêm ngặt

Hình thức quản lý: Bảo vệ nghiêm ngặt, xây dựng một số tuyến tham quan cho khách tìm hiểu và phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

- Khu phục hồi sinh thái

Hình thức quản lý: Vùng được quản lý, bảo vệ đồng thời tổ chức các hoạt động phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Ngoài ra, vùng này còn có các hoạt động chủ yếu là xây dựng các tuyến du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên, mang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

lại lợi ích kinh tế cho cộng đông và tạo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo tồn.

- Khu hành chính

Hình thức quản lý: Xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.

Vùng đệm: Có chức năng bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn, kiến thức bản

địa, bảo tồn giống, nguồn gen gốc bản địa đồng thời kết hợp phát triển kinh tế, khai thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đạo tạo nhằm giảm áp lực lên vùng lõi.

Chịu trách nhiệm quản lý: UBND huyện Cát Hải phối hợp với ban quản lý vườn quốc gia thành lập một hội đồng quản lý vùng đệm [5].

- Vùng đệm 1: Hình thức quản lý là ưu tiên cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế cho vùng đệm và bảo tồn những giá trị cảnh quan, văn hóa lịch sử.

- Vùng đệm 2: Hình thức quản lý là phát triển các hoạt động kinh tế, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng như phát triển các dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch.

Cụ thể: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, và nuôi trồng thủy sản ở xã Phù Long, trồng rau sạch và các nông sản khác phục vụ cho khách du lịch ở xã Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu và các xã khác. Ngoài ra còn có khu vực khai thác thủy sản gần bờ, nuôi cá biển bằng hình thức lồng bè ở các Vịnh Lan Hạ, Vịnh Bến Bèo, Vịnh Tùng Gấu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 51 - 54)