Đánh giá những khó khăn khi thựchiện các bước áp dụngcác

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 77 - 109)

Bước A

Khó khăn trong việc đạt được sự thương lượng, sự cân bằng giữa các bên liên quan vì mỗi bên liên quan trong việc ra quyết định các hình thức quản lý có trình độ khác nhau, nhận thức khác nhau vì vậy mục đích, và việc xác định trách nhiệm quyền lợi của họ cũng khác nhau. Có được sự đồng thuận từ các bên liên quan thì

70

mới giảm thiểu được xung đột trong quy hoạch, xây dựng các kế hoạch và hình thức quản lý và tăng hiệu quả thực thi.

Khó khăn trong việc xác định giới hạn phạm vi của các khu vực trong hệ sinh thái, xác định ranh giới hoạt động của các bên liên quan.

Theo kết quả phỏng vấn 68 hộ dân sống ở khu vực vùng đệm VQG Cát Bà thu được kết quả sau:

Hình 3.6: Kết quả phỏng vấn ý kiến của người dân về mong muốn tham gia thiết lập các kế hoạch quản lý

Hình 3.7: Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn

Mong muốn 50% Không mong muốn 20% Không trả lời 30% 0% 0% 68% 19% 13%

71

Hình 3.8: Nghề nghiệp của các đối tượng phỏng vấn.

Như vậy có khoảng 50% số người dân được hỏi mong muốn tham gia vào các quá trình lập các kế hoạch quản lý VQG và khu vực vùng đệm. Đa phần những người được phỏng vấn có trình độ trung học phổ thông chiếm đến 68%. Và ngành nghề kinh doanh các dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm 52% tổng số những đối tượng được phỏng vấn. Điều này cho thấy rằng để thu hút được sự quan tâm và tham gia của người dân trong việc lập các kế hoạch quản lý là một điều khó khăn, họ chưa hiểu hết được những lợi ích cũng như trách nhiệm của mình khi tham gia. Bên cạnh đó đại đa số trình độ dân trí chỉ ở mức trung bình vì vậy mỗi người có những quan điểm riêng nên rất khó đạt được sự thương lượng từ tất cả các bên nhất là từ cộng đồng.

Bước B

Tại mỗi khu vực khó khăn trong việc xác định cơ chế, hình thức quản lý, hình thức giám sát phù hợp, có tính khả thi cao theo đúng chức năng của hệ sinh thái. Cần có cơ chế quản lý phù hợp trong điều kiện hiểu rõ các vấn đề liên quan đến cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhưng đồng thời phải có khả năng thực thi tại khu vực áp dụng.

1% 0%

52% 23%

24%

Cơ quan nhà nước Khối doanh nghiệp Kinh doanh dịch vụ Nông dân

72

Bước C

Các vấn đề kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và cuộc sống của cộng đồng dân cư trong hệ sinh thái. Hệ thống kinh tế thường mang lại những lợi ích có thể xác định một cách rõ ràng và nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, cũng như việc ra quyết định các hình thức quản lý. Ngược lại, những giá trị vô hình của hệ sinh thái thường khó so sánh, khó định lượng và khó kết hợp với thị trường nên sẽ tồn tại nhiều khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái và khó thay đổi hình thức sử dụng hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái.

Khó khăn tiếp theo khi xem xét đến các vấn đề kinh tế là việc xác định và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học. Những mô hình này đòi hỏi thời gian dài mới phát huy được những điểm mạnh của nó, trong khi đó các vấn đề kinh tế thường là những vẫn đề tác động trước mắt đến đời sống của cộng đồng dân cư, vì vậy rất khó để cộng đồng hưởng ứng và thực hiện đúng theo mô hình phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học.

Bước D

Khó khăn trong việc dự đoán những tác động tiêu cực sẽ xảy ra đối với các hệ sinh thái lân cận.

Khó khăn trong việc nội tại hóa chi phí lợi ích, giảm thiểu những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lân cận. Vì mỗi hệ sinh thái không phải tách biệt mà có mối liên quan chặt chẽ với các hệ sinh thái khác.

Khó khăn trong việc tìm ra biện pháp phối hợp hiệu quả với các hệ sinh thái lân cận để ngăn chặn sớm những tác động tiêu cực, và tạo được sự liên kết chặt chẽ trong vấn đềbảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bước E

Khó khăn trong việc dự báo chính xác những tác động trong tương lai vì vậy rất khó khăn khi thiết lập các kế hoạch quản lý dài hạn. Những tác động đến hệ sinh

73

thái rất khó có thể dự đoán một cách chính xác vì hệ sinh thái là một hệ mở và nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài hệ sinh thái, bản thân hệ sinh thái cũng luôn luôn thay đổi từng ngày và các yếu tố tác động đến hệ sinh thái cũng vậy. Hơn nữa các yếu tố khi tác động đến hệ sinh thái có thể cộng gộp hoặc triệt tiêu, suy giảm lẫn nhau vì vậy việc dự đoán chính xác những tác động đến hệ sinh thái trong tương lai là không thể.

Khó đánh giá chính xác tính dễ tổn thương của hệ sinh thái trước các tác động từ tự nhiên, xã hội. Khi đánh giá tính dễ tổn thương của một hệ sinh thái cần xác định những nội lực, ngoại lực của hệ sinh thái, đồng thời xem xét năng lực thích nghi của hệ sinh thái khi có các tác động. Việc xác định được các vấn đề trên đã phức tạp, hơn nữa cần phải xác định một khung đánh giá chính xác tính dễ tổn thương của hệ sinh thái trước những tác động cụ thể.

Khó xác định cụ thể sức chịu tải của hệ sinh thái. Để xác định được sức chịu tải của một hệ sinh thái cần phải lựa chọn bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí và xác định điều kiện tự nhiên tại khu vực như đặc điểm địa hình, đặc điểm về thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, và các chu trình sinh địa hóa tự nhiên. Đây là một vấn đề phức tạp tốn nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí.

Đối với việc áp dụng các bước của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái cho quản lý VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm, xét theo những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội, bước A và bước C là những bước khó thực hiện nhất vì cộng đồng dân vùng đệm là một trong những bên liên quan chính ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định các kế hoạch quản lý. Nhưng phần lớn cộng đồng dân cư trong khu vực vùng đệm VQG Cát Bà (trừ thị trấn Cát Bà) đều là người nghèo, kinh tế còn và sinh kế của họ phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên, mặt bằng chung về trình độ nhận thức chưa cao, lợi ích về kinh tế là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với họ.Vì vậy để thay đổi thói quen và hình thức sử dụng hệ sinh thái, cũng như để đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc ra quyết định các hình thức quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn.

74

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực thi các bƣớc áp dụng các nguyên lý tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý VQG Cát Bà và vùng đệm

3.3.1 Giải pháp cho bước A

Tiến hành khảo sát, tìm hiểu mối quan tâm và quan điểm của các bên liên quan về trách nhiệm quyền lợi trong việc quản lý hệ sinh thái VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm.

Xác định các bên liên quan chính, bên liên quan thứ hai, thứ 3. Dựa vào các bên liên quan chính, xem xét đến quan điểm của họ về trách nhiệm, quyền lợi trong quản lý hệ sinh thái, để thương luợng đạt được sự đồng thuận khi trước khi đưa ra hình thức quản lý hệ sinh thái. Vì những liên quan chính là những người sử dụng hệ sinh thái trực tiếp và họ đóng vai trò rất tích cực trong quản lý hiệu quả hệ sinh thái, và các hình thức quản lý đưa ra đảm bảo đựợc lợi ích của họ thì kế hoạch quản lý mới có khả năng thực thi.

Giải pháp cụ thể: Phân chia trách nhiệm, quyền lợi một cách rõ ràng

- Ban quản lý VQG có trách nhiệm quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực vùng lõi của VQG Cát Bà, thực hiện các hoạt động về bảo tồn phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư vùng đệm.

- Chính quyền địa phương cấp huyện, xã phụ trách quản lý khu vực vùng đệm của VQG, có trách nhiệm xây dựng các hình thức phát triển kinh tế xã hội phù hợp cho cộng đồng dân cư vùng đệm, trình kế hoạch lên cơ quan quản lý cao hơn phê duyệt, và có trách nhiệm tổ chức, thực thi và giám sát việc thực thi các kế hoạch đó. Hình thức quản lý nên được xây dựng từ dưới lên bắt đầu từ việc tham luận ý kiến của cộng đồng dân cư, quan điểm và nguyện vọng của cộng đồng, lựa chọn hình thức quản lý phù hợp để áp dụng.

75

- Cộng đồng cư dân vùng đệm có trách nhiệm tham gia, đóng góp ý kiến, trình bày nguyện vọng, quan điểm trong việc xây dựng các kế hoạch quản lý. Tuân thủ, và thực hiện nghiêm túc các chính sách và quy định mà chính quyền địa phương đưa ra.

3.3.2 Giải pháp cho bước B

Khảo sát, điều tra để xác định cấu trúc chức năng của từng khu vực trong hệ sinh thái. Tham khảo ý kiến của nhiều bên liên quan để xem xét đầy đủ, toàn diện các cấu trúc, chức năng và dịch vụ có thể cung cấp của hệ sinh thái.

Sau khi đã xác định cụ thể chức năng của từng khu vực trong hệ sinh thái, tiến hành thảo luận, thống nhất giữa các bên liên quan về việc xác định các bên liên quan nào quản lý khu vực nào trong hệ sinh thái và quản lý với mục đích gì. Sự thảo luận và thống nhất này cần được thực hiện để đạt được sự cân đối giữa việc bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái đúng với chức năng của từng khu vực trong hệ sinh thái.

Ví dụ về giải pháp cụ thể với VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm:

- Xã Phù Long là vùng đệm có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất của khu vực đảo Cát Bà, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Hình thức quản lý phù hợp đối với xã Phù Long là giao khoán rừng ngập mặn cho người dân trong xã quản lý, đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản bền vững trong khu vực rừng ngập măn. Khi giao quyền quản lý và sử dụng đến cộng đồng địa phương họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn, đồng thời họ còn có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình nhờ rừng ngập mặn.

- Xã Việt Hải là vùng đệm được bao quanh bởi khu vực vùng lõi của VQG Cát Bà.

Hình thức quản lý phù hợp đối với Việt Hải là ban quản lý VQG kết hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng với mục đích vừa phát triển kinh tế của xã,

76

đảm bảo cuộc sống cho người dân vừa đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

3.3.3 Giải pháp cho bước C

Đời sống nhân dân trên đảo Cát Bà còn gặp nhiều khó khăn, thiếu các điều kiện cơ bản của đời sống như giáo dục y tế, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm ổn định, thói quen sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy vấn đề đảm bảo nhu cầu cuộc sống và kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định và hình thức sử dụng hệ sinh thái của họ. Một số giải pháp cụ thể đối với các vấn đề kinh tế của VQG Cát Bà và khu vực vùng đệm như sau:

Thứ nhất để giảm khiếm khuyết thị trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cần thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp giảm tình hình nuôi cá biển bằng lồng bè tự phát

Phải định rõ trách nhiệm cụ thể trong vấn đề nuôi trồng thủy sản. - Đối với chính quyền, cụ thể là UBND huyện Cát Hải:

Trong các vấn đề liên quan đến quy hoạch hay xây dựng các kế hoạch quản lý phải xem xét đến việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho cuộc sống người dân trong khu vực quy hoach như điều kiện y tế (xây dựng các trạm y tế tại chỗ), xây dựng trường học nội trú cho trẻ em của cư dân sống trên vịnh, đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt và điều kiện vệ sinh.

Quản lý nuôi lồng bè phải thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch như: Phân bố khu vực nuôi phù hợp cho từng loại thủy sản, đảm bảo kiểm soát số lượng ô lồng, diện tích tối đa cho phép, mật độ lồng nuôi phù hợp với sức chịu tải của môi trường thủy vực.

Có những chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật (giống, biện pháp phòng bệnh, thức ăn…) và đầu ra cho người dân nuôi trồng.

77

Tổ chức thành lập các tổ giám sát để giám sát việc thực hiện, tổ vệ sinh môi trường để tiến hành thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường của cộng đồng cư dân trên biển. Thành lập trung tâm chia sẻ thông tin thường xuyên về môi trường, tình hình dịch bệnh, thời tiết và các thông tin quan trọng khác.

Có kế hoạch cụ thể phát triển ngành dịch vụ trên biển (cung cấp cá mồi, buôn bán hàng tạp hóa, bán thức ăn, nước sinh hoạt, thu mua hải sản, nhà hàng nổi…) để đáp ứng nhu cầu hàng ngày người dân.

Cần có chủ trương, chính sách cụ thể, hướng dẫn thực hiện chi tiết các quy hoạch kế hoạch. Ví dụ: Chủ trương thành lập hiệp hội nuôi cá lồng bè để bảo vệ quyền lợi của người nuôi, thực hiện các hoạt động khuyến ngư để hỗ trợ người dân về giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm.

- Đối với người dân nuôi lồng bè trên biển:

Đảm bảo tuân thủ việc nuôi thủy sản theo đúng quy hoạch, kế hoạch, cũng như kỹ thuật của các cơ quan chức năng đã đề ra để đảm bảo việc nuôi có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên biển.

Biện pháp giảm tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản

Thực hiện tốt công tác giao khoán các diện tích rừng ngập mặn cho người dân địa phương quản lý chăm sóc, có khoản tiền trợ cấp hàng tháng từ việc bảo vệ và chăm sóc rừng ngập mặn. Sau khi giao đất giao rừng cho cộng đồng cần phải hỗ trợ cộng đồng trong việc lập kế hoạch và quản lý rừng, phát triển khuyến lâm. Cụ thể có thể có thể kết hợp thực hiện các mô hình như: Nuôi trồng thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ rừng ngập măn; mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, xây dựng các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn mang đúng nghĩa du lịch sinh thái cộng đồng, huy động nguồn vốn từ các nhà tài trợ, cũng như thu hút khách du lịch thông qua các hình thức quảng bá.

Có các tổ các nhóm phụ trách việc giao khoán và bảo vệ rừng cũng như nuôi trồng thủy sản trên các diện tích rừng ngập mặn, để tạo được sự liên kết và thống

78

nhất trong việc quản lý và giám sát thực hiện, đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời khi người dân gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra.

3.3.4 Giải pháp cho bước D

Có những đánh giá tác động môi trường đối các kế hoạch, quy hoạch quản lý hệ sinh thái trước khi thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý để dự báo những tác động lâu dài. Xem xét, dự báo những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái lân cận.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nguyên lý của hệ sinh thái áp dụng cho quản lý vườn quốc gia cát bà, hải phòng (Trang 77 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)