Đánh giá tính dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân các xã vùng đệm VQG Cát Bà
Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ TN&MT dự báo cuối thế kỷ này, mực nước biển khu vực Hải Phòng, Cát Bà có thể dâng cao >60cm, nhiệt độ nước biển tầng mặt lên đến 1,6 – 2,5 0C (Bảng 3.6). Nếu kịch bản này đúng thì hệ quả gây hại tới vùng đệm của VQG Cát Bà là rất lớn.
Bảng 3.6: Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tại Hải Phòng
(Theo kịch bản phát thải trung bình B2)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Mức tăng nhiệt độ ( 0C) 0.5 0.7 1.0 1.3 1.6 1.9 2.1 2.3 2.5 Mức tăng mực nƣớc biển khu vực Móng Cái- Hòn Dấu (cm) 7-8 11- 12 15- 17 20- 24 21- 31 31- 38 36- 47 42- 55 49- 64
61
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng, trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà. Chỉ tính riêng mực nước biển đo được tại Trạm Hải văn Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) đã dâng lên khoảng 20cm. Ảnh hưởng của nước biển dâng làm gia tăng xói lở đường biển, bão lụt, gây ra thiệt hại và rủi ro đến đời sống người dân và nguồn lợi vùng ven biển [15,21].
Biến đổi khí hậu có thể tác động hầu hết lên mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư khu vực vùng đệm VQG Cát Bà. Đặc biệt là người dân những vùng thấp như xã Xuân Đám, Phù Long. Dưới đây chỉ xem xét một số tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực thuộc sinh kế chính của người dân các xã vùng đệm VQG Cát Bà.
- Tác động đến tài nguyên đất
Các diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở các xã như Phù Long, Xuân Đám bị nhiễm mặn và nguy cơ nhiễm mặn có thể sẽ tăng cao hơn trong tương lai, dẫn đến phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng trọt sang mục đích khác.
- Tác động đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
Biến đổi khí hậu dẫn đến những thay đổi về điều kiện thời tiết, gia tăng hạn hán và mưa bão một cách bất thường ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với những loại thủy sản nhạy cảm như tôm, ngao ảnh hưởng sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn.
- Tác động đến lâm nghiệp và công tác bảo vệ rừng
Nhiệt độ tăng cao, nhất là các tháng khô hanh như tháng 2, tháng 3 sẽ dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất lớn đối với các khu vực rừng thuộc vùng lõi của VQG Cát Bà. Hơn nữa với chính sách cho phép người dân vào VQG tận thu những lâm sản ngoài gỗ như củi, mật ong và một số lâm sản khác cũng gây ra nguy cơ cháy rừng cao.
62
Nhiều hộ gia đình nghèo sống dựa vào các sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào thiên nhiên, chúng dễ bị tác động bởi thiên tai hay những thay đổi theo mùa vụ. Biến đổi khí hậu có những rủi ro tiềm ẩn rất lớn đối với nhóm người nghèo ở khu vực ven biển là một trong những nhóm đối tượng nhạy cảm nhất với những hiện tượng khí hậu bất thường, vì nông nghiệp, đánh bắt cá là những ngành đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu. Người nghèo thường có khả năng chống chịu, ứng phó, phục hồi thấp hơn những nhóm người giàu (với tiềm lực về vật chất, nguồn lực lớn hơn). Do đó, tình trạng khó khăn đang tồn tại trong các cộng đồng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong một thời gian dài.
Hình 3.3: Sự phụ thuộc của sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên
69% 31%
0% 0%
Phụ thuộc Không phụ thuộc
41%
59%
0% 0%
63
Hình 3.4: Sinh kế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
(Nguồn: Nghiên cứu thực địa)
Từ kết quả phỏng vấn 68 người dân khu vực vùng đệm VQG Cát Bà cho thấy số người dân có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên chiếm đến 69% và số người dân có sinh kế phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, hạn hán, lũ lụt) chiếm đến 41% (Hình 3.3 và 3.4). Vì vậy sinh kế của người dân khu vực vùng đệm VQG Cát Bà chịu ảnh hưởng nhiều trước biến đổi khí hậu.
Xung đột giữa phát triển du lịch đảo Cát Bà và Bảo vệ Môi trường
Xung đột này thể hiện rõ ràng hơn khi đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Lượng khách du lịch đến với Cát Bà để tham quan và tham gia các hình thức DLST và DLSTCĐ tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Thống kê lƣợng khách du lịch đến Cát Bà
Năm 2003 2006 2007 2010
Lượng khách 250.000 > 500.000 729.000 >1.000.000
Nguồn:[1].
Với số lượng khách gia tăng khoảng 140% mỗi năm. Phát triển du lịch đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường.
- Gia tăng lượng nước thải sinh hoạt
Theo tính toán lượng nước thải từ khách duc lịch đến đảo Cát Bà năm 2010 tăng 1,3 lần so với năm 2007 và dự tính đến năm 2020 lượng nước thải sẽ tăng 4 lần so với năm 2007. Trong khi đó năng lực xử lý nước thải tại đảo chỉ đạt 1.400m3/ngày. Tương đương với khoảng 67% lượng nước tải được xử lý năm 2007. Như vậy với tốc độ gia tăng nhanh của khách du lịch ô nhiễm môi trường nước xảy ra là điều tất yếu. Ngoài ra còn một số dịch vụ phục vụ khác du lịch ngay trên tàu thuyền, hay nhiều hộ gia đình sống trực tiếp trên tàu thuyền, không có nhà vệ sinh mà trực tiếp thải ra biển gây ô nhiễm môi trường nước biển[6].
64
Thống kê cho thấy, mỗi khách du lịch tại đảo thải ra một lượng chất thải rắn khoảng 1kg/người/ngày. Lượng chất thải rắn này năm 2010 tại đảo tăng 1,58 lần so với 2007 và dự báo đến 2020 sẽ tăng khoảng 3,1 lần so với 2007. Khả năng thu gom chất thải rắn tại đảo chỉ đạt 70%. Trong khi đó, hiện nay, các bãi rác tại Cát Bà đã quá tải. Chính quyền đã có kế hoạch xây dựng một bãi rác mới ở Áng Chà 6,5 ha để chôn lấp chất thải rắn tại đảo. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng bãi rác này vẫn chưa được triển khai, nên tình trạng ô nhiễm rác thải trên đảo ngày càng trầm trọng [6].
- Phá núi, lấn biển đế xây dựng các khu nghỉ mát, các khách sạn
Việc phát triển du lịch nhanh tại đảo Cát Bà đã dẫn đến việc đào núi, lấp biển để xây nhà, làm đường, làm vườn hoa. Đến năm 2010, tại trung tâm thị trấn Cát Bà có khoảng 112 khách sạn, nhà nghỉ với gần 2.000 phòng nghỉ, trên 4.050 giường. Trong đó, có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên và một số khách sạn đạt tiêu chuẩn tương tương từ 3 sao trở lên như Hollyday View, Sunrise Resort và Cat Ba Resort. Trên đảo còn có hơn 30 nhà hàng kinh doanh chuyên biệt, trong đó có 7 nhà nổi. Tuy nhiên, số khách sạn, nhà nghỉ này vẫn không đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của du khách vào đợt cao điểm, nên số lượng khách sạn, nhà hàng vẫn không ngừng tăng. Để phục vụ du lịch, dãy núi ở đường Núi Ngọc đang được đục khoét lấy chỗ làm nhà và dự án khu đô thị Cái Giá lấn biển cũng đang được khẩn trương xây dựng. Việc xây dựng ồ ạt đã làm thay đổi môi trường địa chất, cảnh quan tự nhiên, đang làm mất dần đi vẻ đẹp tự nhiên của vịnh biển Cát Bà [6].
- Tàu thuyền du lịch gây ô nhiễm dầu trên biển và làm phá hủy các rạn san hô Cát Bà có khoảng 211 loài san hô phân bố ở phía Nam đảo. Các khu vực có rạn san hô tốt là các đảo áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba Trái Đào (Đông Nam Cát Bà), cụm đảo Đầu Bê - Hang Trai và Long Châu. Độ sâu phổ biến rạn là 5-6m, tối đa không quá 10m. Hiện tại, Cát Bà có khoảng 63 tàu phục vụ du lịch, ngoài ra còn có 200 tàu du lịch đến từ Hạ Long làm gia tăng lượng nước thải, rác thải và gây ô nhiễm dầu trên biển [6].
65
Xem xét sức chịu tải của môi trường thủy vực đối với hoạt động nuôi cá lồng bè
Đối với các thủy vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải, cảng biển, khai thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa [25].
Sức chịu tải của hệ sinh thái tuỳ thuộc vào bản chất tự nhiên (các quá trình sinh địa hoá và thuỷ động lực), khả năng tự làm sạch và sức chịu tải môi trường chính là khả năng tiếp nhận và đồng hoá lượng vật chất ô nhiễm của mỗi thuỷ vực. Đây là yếu tố cơ bản, quyết định đến khả năng duy trì chất lượng môi trường, cân bằng hệ sinh thái của thủy vực tự nhiên [25].
Sức chịu tải môi trường của thuỷ vực đối với hoạt động nuôi hải sản biển được đánh giá trên cơ sở triển khai nghiên cứu tổng hợp các quá trình sinh địa hoá và thuỷ động lực, từ đó tính toán khả năng tiếp nhận và xử lý lượng vật chất hữu cơ dinh dưỡng do lồng bè phát thải vào thuỷ vực, đảm bảo các thông số môi trường không vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường [25].
Theo kết quả nghiên cứu về vấn đề này, do viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện (2004- 2005); đã được triển khai đối với khu thuỷ vực nuôi cá lồng bè tại Vịnh Tùng Gấu,Cát Bà.
Nguồn thải ngay trên biển có hai loại chính:
- Từ các hoạt động phát triển ngay tại thủy vực nghiên cứu hoặc khu vực lân cận, như: hoạt động giao thông thuỷ, du lịch, khai thác hải sản và nguồn ô nhiễm từ ngoài khơi. Nguồn ô nhiễm từ ngoài khơi thường khó xác định. - Nguồn thải tại chỗ: Với mục đích phát triển nuôi hải sản thì nguồn phát
thải tại chỗ là các chất thải từ hệ thống trại nuôi (lồng bè) hiện tại và tương lai, đây là nguồn phát thải quan trọng nhất, trực tiếp tác động làm giảm sức
66
chịu tải môi trường của thuỷ vực. Do đó, tính toán chính xác hàm lượng các chất thải từ nguồn tại chỗ là yêu cầu bắt buộc để phát triển nuôi bền vững (không vượt quá sức tải).
Từ các kết qủa tính toán của công trình nghiên cứu trên cho thấy đến năm 2005 số ô lồng nuôi trồng thủy sản tại Cát Bà phù hợp với sức chịu của môi trường, và số ô lồng trung bình trên các vịnh có thể tăng lên thêm là khoảng 236 ô lồng tại mỗi khu vực [20].
Tuy nhiên theo số liệu thống kê gần đây tổng số ô lồng nuôi cá tại Cát Bà đã tăng lên vượt mức cho phép. Điều này thể hiện rõ trong biểu đồ sau:
Hình 3.5: Tổng số ô lồng nuôi cá tăng lên so với 2005
Nguồn: [7]
Cũng theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè tại Cát Bà, Hải Phòng, tháng 4 đến tháng 6 năm 2013 do Bộ NN&PTNT và Trung tâm Quốc gia Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản thực hiện.
Theo các tiêu chuẩn áp dụng cho nước ven bờ với mục đích nuôi trồng thủy sản, môi trường nước khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè tại Vụng Giá, Vịnh Lan Hạ, Cửa Tùng Gấu đã có biểu hiện ô nhiễm. Trong lúc nước lớn, nước ròng tại hầu
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2005 2007 2008 2009 2012 2013
67
hết các điểm quan trắc hàm lượng dinh dưỡng cao hơn giới hạn cho phép. Đặc biệt sự tồn tại của amonia trong nước gây bất lợi cho đời sống của thủy sản nuôi. Theo nghiên cứu Vịnh Lan Hạ, Bến Bèo và Tùng Gấu chỉ số đa dạng loài thấp thể hiện môi trường nước bị ô nhiễm nặng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do mật độ ô lồng dày đặc cản trở sự lưu thông nước, chất thải từ hoạt động nuôi (thức ăn dư thừa, chất thải sinh hoạt của các hộ dân. Ngoài ra chất thải từ sinh hoạt từ thị trấn Cát Bà từ hoạt động du lịch, hoạt động của các phương tiện đánh bắt hải sản, giao thông vận chuyển từ các khu vực tới. Nguyên nhân nữa là do khu vực Bến Bèo và Tùng Gấu khá kín nên việc lưu thông, trao đổi nước kém, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm do lắng đọng và phân hủy các chất ô nhiễm ở trầm tích đáy, DO thấp ảnh hướng đến quá trình hô hấp của thủy sản nuôi [20].
Để giải quyết vấn đề này,việc nuôi trồng thủy sản cần thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch, quản lý số lượng, phát triển hoạt động phù hợp với sức chịu tải của môi trường, đảm bảo khả năng tự làm sạch của môi trường nước biển.