Trồng trọt

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 88 - 89)

- Về hệ thống cấp điện, cấp nước

3.2.2.1.Trồng trọt

- Đối với khu vực vùng thấp tập trung chuyển đổi diện tích rừng nghèo, diện tích nương luân canh sang trồng cây cao su đại điền; chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích cây cao su hiện có tại các xã vùng thấp, và các xã dọc sông Nậm Na. Kết hợp trồng xen các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trong diện tích trồng cao su khi cây chưa khép tán. Quy hoạch vùng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, tuyên truyền nhân dân thay đổi tập quán canh tác thả rông.

- Đối khu vực vùng cao mở rộng diện tích trồng các loại cây: Actiso; Sâm Ngọc linh; Nấm Linh chi; Đương quy; Đẳng sâm; Đỗ trọng; Sơn Tra; Thảo quả tại khu vực thị trấn và các xã vùng cao. Xây dựng mô hình, dự án trồng hoa địa lan tại thị trấn, xã Phăng Xô Lin, Xà Dề Phìn. Xây dựng dự án trồng rau sạch, cây ăn quả ôn đới tại các xã vùng cao.

- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để hình thành vùng sản xuất lương thực tập trung và vùng trồng dược liệu:

3.2.2.2. Chăn nuôi

- Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông tập huấn kỹ thật chăn nuôi cho nhân dân nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, khắc phục dần hình thức thả rông, phát triển nhân rộng mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại hộ gia đình, mở rộng diện tích trồng cỏ đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi.

Phấn đấu đến năm 2015 có 60% hộ gia đình có chuồng trại bán kiên cố; 50% các hộ gia đình có diện tích trồng cỏ, đảm bảo thức ăn cho gia súc. Đến năm 2020 có 100% hộ gia đình có chuồng trại bán kiên cố, xóa bỏ hoàn toàn hình thức thả rông, 80% các hộ gia đình có diện tích trồng cỏ, đảm bảo thức ăn cho gia súc, tỷ lệ tăng đàn gia súc từ 5-6%/năm,tỷ lệ tăng đàn gia cầm từ 10- 12%/năm.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 88 - 89)