HỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 68 - 73)

1 Tỷ lệ che phủ rừng % 32 33 33,0 30,5

2 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt sinh hoạt

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp

nước sạch % 60 60 65 75

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp

nước hợp vệ sinh % 80 85 90 90

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SÌN HỒ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SÌN HỒ

2.3.1. Củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc các vấn đề bức xúc

Củng cố xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đề tuyên truyền đạo trái pháp luật, truyên truyền thành lập “Nhà nước Mông” nhằm kích động dân dân di cư tự do; xác định đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu

của huyện, xem đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế-xóa đói giảm nghèo. Trước tiên tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Nhanh chóng xây dựng ổn định bộ máy của cả hệ thống chính trị của các xã chia tách, sát nhập (năm 2012 chia tách, thành lập mới 2 xã, năm 2013 chia tách thành lập thêm 2 xã, do di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La và phục vụ cho việc chia tách thành lập mới huyện Nậm Nhùn). Lãnh, chỉ đạo củng cố xây dựng hệ thống chính trị của các xã mới chia tách đi vào hoạt động đảm bảo vai trò lãnh đạo, sự điều hành và quản lý của nhà nước và hoạt động của các tổ chức đoàn thể đến các khu dân cư nhằm giữ vững ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra sự xáo trộn lớn, giải quyết kịp thời các nhu cầu giao dịch và đời sống của nhân dân.

- Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm nhất là công tác giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư cho nhân dân phải di dời do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng v.v... Từ tháng 1/2008 đến 31/12/2012 đã giải tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành việc bồi thường, hỗ trợ phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, bố trí tái định cư cho 2.600 hộ dân. Trên toàn huyện không để xảy ra khiếu kiện tập thể, không tạo ra điểm nóng trong công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm. Lồng ghép nguồn vốn của chương trình 135, Quyết định 167 và Nghị quyết 30a trong 04 năm 2010-2013 đã giảm hộ nghèo từ 61 % năm 2010 xuống còn 39% năm 2013, hỗ trợ xoá được trên 2.000 nhà tạm. Các hoạt động giáo dục, y tế tiếp tục được duy trì và có bước phát triển hơn so với trước. Hệ thống cơ sở hạ tầng về y tế giáo dục đã được quan tâm đúng mức do vậy đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Các hoạt động văn hoá thông tin, các lễ hội truyền thống của nhân dân tiếp tục duy trì. Nhờ vậy tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn huyện được tiếp tục giữ vững, chủ quyền biên

giới quốc gia được bảo đảm, đem lại niềm tin trong nhân dân, làm tiền đề và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

2.3.2. Quản lý quy hoạch, quản lý đô thị

Quản lý cấp phép xây dựng và quản lý đô thị: UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý quy hoạch theo phân cấp trên địa bàn, bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La, quy hoạch vùng trồng cây cao su đại điền, quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước..v.v..Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các dự án đầu tư.v..v.. và thực hiện quản lý đô thị, cấp phép xây dựng nhà ở cho hộ gia đình và cá nhân, tập thể theo phân cấp, quản lý giao thông vỉ hè, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường.Tuy nhiên là một huyện miền núi đang trong quá trình phát triển nên việc phá vỡ quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch là không thể tránh khỏi. Mặt khác huyện phải đảm bảo các đáp ứng các nhu cầu về cấp quyền sử dụng đất gắn với công nhận cổ phần khi người dân góp đât trồng cây cao su; việc diện tích đất quy chủ và diện tích đất thực trồng cao su đang có sự chênh lệch, phát sinh hàng ngày xuất hiện nhiều mâu thuẫn vì vậy cần thống nhất và giải thích cụ thể tránh gây bức xúc. Đây là một vấn đề lớn và cần được giải quyết trong thời gian tới.

2.3.3. Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm

Xác định công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm có vị trí quan trọng hàng đầu của chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Mục tiêu của công tác triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của huyện là nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội được UBND huyện giao; thực hiện tốt định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đã được huyện uỷ, HĐND huyện thông qua; Đồng thời phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn tạo điều kiện và môi trường phát triển kinh tế và giải quyết các vần đề xã hội bức xúc. Chính lẽ đó, ngay từ khi các xã mới chia tách, thành lập Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã nhanh chóng triển khai công

tác khảo sát tình hình kinh tế-xã hội các xã, thị trấn và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của toàn huyện giai đoạn 2010-2015 làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Hằng năm trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho UBND huyện trên cơ sở các nguồn lực trên địa bàn và yêu cầu phát triển trong năm theo định hướng của Huyện uỷ, UBND huyện đã chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện trình HĐND huyện xem xét, trong đó tập trung cho các kế hoạch sau.

+ Kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm bao gồm : Chỉ tiêu thu ngân sách, chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các chỉ tiêu định hướng bao gồm: chỉ tiêu về phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp. Các chỉ tiêu xã hội như xoá hộ nghèo, xoá nhà tạm, các chỉ tiêu giáo dục, y tế và chỉ tiêu về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Kế hoạch cân đối thu chi nhân sách trên địa bàn, trong đó đảm bảo các nguồn chi thường xuyên năm 2013 là 544,127 tỷ đồng bao gồm: chi công tác Đảng trên, đoàn thể 32,84 tỷ đồng, chi cho các hoạt động quản lý nhà nước trên 59,17 tỷ đồng/năm, chi cho đầu tư phát triển trên 15,04 tỷ đồng, chi sự nghiệp trên 300 tỷ đồng, chi đảm bảo xã hội trên 12,1 tỷ đồng, chi an ninh quốc phòng trên 9,1tỷ đồng. Đồng thời phân giao chỉ tiêu thu chi ngân sách cho các xã thị trấn trên 79,84 tỷ đồng trong đó có gắn tỷ lệ điều tiết ngân sách thu.

+ Xây dựng kế hoạch khởi công mới 18 công trình, tiếp chi 45 công trình xây dựng cơ bản, với tổng vốn đầu tư năm 2013 là 128,88 tỷ đồng nhằm từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương và đời sống của nhân dân.

Sau khi được HĐND huyện thông qua và ban hành nghị quyết, các kế hoạch trên trở thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện trong năm làm cơ sở cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và thu chi ngân sách cho các xã thị trấn và các ban ngành của huyện. Đồng

thời, UBND huyện đề ra các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trong năm và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân huyện cùng với Mặt trận tổ quốc và các hội đoàn thể ký chương trình phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác vận dộng quần chúng như xoá nhà tạm, xoá đói giảm nghèo, giảm tai nạn giao thông, giảm sinh con thứ 3… Ngoài ra với các chức năng nhiệm vụ được giao, UBND huyện tổ chức kiểm tra chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã giao cho các ngành và các địa phương. HĐND huyện với chức năng được giao sẽ có chương trình giám sát các hoạt động của UBND huyện, hoạt động của các ngành thuộc huyện và UBND các xã và thị trấn và cả khu dân cư. Trên cơ sở đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm thực hiện các mục tiêu đã được HĐND thông qua. Có thể nói công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm đã mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy được các nguồn lực trong xã hội, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển và giải quyết được các vấn đề xã hội nổi cộm.

2.3.4. Tạo lập môi trường, điều kiện phục vụ phát triển kinh tế

2.3.4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - Giao thông đường bộ - Giao thông đường bộ

Đường quốc lộ: Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 12 chạy qua với 53 km qua địa phận huyện Sìn Hồ đang trong quá trình thi công nâng cấp; chính quyền huyện Sìn Hồ đã tích cực vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường đúng tiến độ; khi tuyến đường hoàn thành là cơ hội thông thương hàng hóa tạo cơ hội cho kinh tế huyện Sìn Hồ có điều kiện phát triển.

Đường tỉnh lộ:

Tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 98 km; có 38 km nối với tỉnh Điện Biên hiện vẫn duy trì và thực hiện được việc thông thương hàng hóa và kết nối giữa huyện với tỉnh Điện Biên và các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn. Đối với 60 km đường tỉnh lộ 129 nối huyện Sìn Hồ với trung tâm tỉnh Lai Châu đang

trong giai đoạn nâng cấp, đã hoàn thành được 10km, còn lại 50 km đang trong giai đoạn thi công, huyện đã tuyên truyền vận động nhân dân trong việc chấp hành chủ trương của Nhà nước để giải phóng mặt bằng phục vụ thi công tuyến được đạt kế hoạch của tỉnh, huyện.

Đường do huyện quản lý:

Hiện tại các tuyến đường liên xã do huyện quản lý chủ yếu là đường giao thông nông thôn cấp 4 với bề rộng mặt đường 4,5 m; các tuyến đường liên xã đã được đầu tư rải nhựa và bê tông trong mấy năm qua đã đáp ứng được vấn đề đi lại, thông thương hàng hóa tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hôi. Tuy nhiên các tuyến đường liêu xã chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn tái định cư dự án thủy điện Sơn La, vốn chương trình 135, chương trình 30a, đã được đầu tư từ 5- 10 năm do nền địa chất kém, độ dốc lớn mái taluy cao nên vào mùa mưa thường hay sảy ra sạt lở, ách tắc giao thông cục bộ. Huyện đã tận dụng tối đa nguồn vốn cân đối ngân sách huyện và vốn sự nghiệp giao thông để duy tu thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Nhìn chung nhờ nguồn vốn các chương trình mục tiêu đầu tư xây dựng và nâng cấp một số tuyến đường trên đã làm thay đổi bộ mặt của huyện và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên do nguồn vốn có hạn, các tuyến đường cần đầu tư mở mới, nâng cấp nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu trong quá trình phát triển của huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w