THUỶ SẢN 1 DT nuôi trồng TS Ha 162,4 179 182 180,

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 63 - 67)

1 DT nuôi trồng TS Ha 162,4 179 182 180,12 - Thủy sản ao hồ Ha 162,4 179,0 180 178 - Thủy sản lồng, bè Lồng, bè 15 25 25 2 Tổng sản lượng thủy sản Tấn 345,5 431,9 539,8 512,9 - Trong đó: Khai thác, đánh bắt 110 212 202

Nguồn: phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Tóm lại: Ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần diện tích trồng cây công nghiệp giữ ổn định diện tích trồng cây lương thực để bảo đảm an ninh lương thực. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã từng bước được thực hiện trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với khu vực các xã vùng cao cơ cấu nông nghiệp còn nặng về trồng trọt và cơ cấu cây trồng còn thiên về trồng lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển mạnh (cây dược liệu, cây táo mèo, thảo quả).

Năng suất các loại cây trồng còn thấp; hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao (giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác chưa cao, đạt khoảng 20 triệu đồng/ha).

2.2.2.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp của huyện chủ yếu chỉ là công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhằm từng bước đáp ứng cho nhu cầu xây dựng tại huyện. Đối với tiểu thủ công nghiệp do có nhiều khó khăn về vốn, thị trường, trình độ kỹ thuật, các mặt hàng có tính cạnh tranh chưa cao nên các nghề truyền thống của Sìn Hồ như dệt thổ cẩm, rèn nông cụ nông nhiệp của Sìn Hồ phát triển còn khó khăn, cho giá trị sản xuất rất nhỏ. Để khôi phục và phát triển các nghề truyền thống là một trong những vấn đề khó khăn đối với việc hoạch địch chính sách của huyện.

2.2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Trong những năm gần đây đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án đặc thù để xây dựng cơ sở hạ tầng vào các huyện

miền núi như: như chương trình 135, chương trình 30a….. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện trong 4 năm là: 622.881 triệu đồng. Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển nên diện mạo của các xã đặc biệt khó khăn đã từng bước đổi thay chuyển biến tích cực, hiện trạng về cơ sở hạ tầng như sau:

- Điện:

Hiện tại huyện Sìn hồ có 22/22 xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện hiện tại chiếm 73%, do điều kiện địa bàn cư trú không tập trung nên vốn đầu tư cho các công trình điện rất lớn; theo kế hoạch đến hết năm 2015 số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia tăng lên 85 %.

- Về giao thông:

Mạng lưới giao thông huyện Sìn Hồ bao gồm đường bộ và đường thuỷ tất cả đều đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối nên mùa mưa thường bị đứt quãng, cầu cống còn thiếu chưa đảm bảo được thông xuốt cả năm. Có hai tuyến đường huyết mạnh nối huyện Sìn Hồ với các vùng đó là tuyến đường Sìn Hồ – Lai Châu và tuyến đường Sìn Hồ - Điện Biên. Tuyến Sìn Hồ - Chiềng Chăn nối quốc lộ 12 đi Điện Biên đã được đầu tư từ lâu hiện tại đã xuống cấp; tuyến Sìn Hồ - Lai Châu đang trong giai đoạn nâng cấp, mở mái taluy cắt cua nên địa chất chưa ổn định trong các tháng mùa mưa còn hay gây ra sạt lở và ách tắc giao thông.

Các tuyến đường giao thôngliên xã như Đường Seo Lèng – Pa Há, đường Nậm Tăm – Pa Khoá - Noong Hẻo – Ngài Thầu Nậm Mạ; Đường Căn Co – Nậm Cuổi – Nậm Hăn; Đường Tà Nghênh – Nậm Mạ Thái – Ma Quai; đây là những tuyến đường chính để thông thương giữa các vùng và các xã trong huyện song được đầu tư từ nguồn vốn tái định cư dự án thủy điện Sơn La hiện tại đã xuống cấp và thường hay bị sạt lở ách tắc vào mùa mưa.

- Nước sinh hoạt, thuỷ lợi:

Nguồn sinh thuỷ của các xã trong huyện là rất lớn về mùa mưa, xong do địa hình có độ dốc lớn, hơn nữa diện tích rừng của nhiều xã đã bị khai thác mạnh dẫn đến tỷ lệ độ tre phủ thấp nên trong các tháng mùa khô rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay các công trình thuỷ lợi và nước sinh hoạt đã và đang được đầu tư tuy nhiên xuất đầu tư lớn, nguồn vốn của các chương trình có hạn nên việc đầu tư xây dựng chỉ ở mức độ tập trung và chưa được kiên cố hoá và đồng bộ.

- Cơ sở hạ tầng khác( Trụ sở, trạm y tế, trường lớp học…)

+ Về cơ sở hạ tầng như trụ sở xã, trạm y tế, trường lớp học đã được đầu tư xong chỉ ở mức độ quy mô nhỏ, không đồng bộ chủ yếu nhà cấp 4, 1 tầng nên hiện tại về cơ sở hạ tầng công cộng vẫn còn chật trội và thiếu thốn về trang thiết bị làm việc.

+ Về thông tin liên lạc hiện tại nhân dân trong vùng đã được sử dụng truyền hình vệ tinh và một số trạm phát lại truyền hình. Mạng lưới điện thoại hữu tuyến đã đến trung tâm các xã, hiện nay mạng điện thoại di động đã được phủ sống cơ bản đến các xã đều liên lạc tốt.

Về cơ bản trong những năm gần đây được nhà nước đầu tư nhiều chương trình dự án song do thực tế quá khó khăn, địa bàn rộng, giao thông chia cắt nên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng so với nhu cầu thực tế còn rất khó khăn.

2.2.2.4. Thương mại - dịch vụ* Về thương mại, dịch vụ - du lịch * Về thương mại, dịch vụ - du lịch

Cùng với phát triển công nghiệp, ngành dịch vụ thương mại của huyện cũng từng bước được phát huy. Các ngành dịch vụ- thương mại chủ yếu là kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh vận tải.

Tính đến năm 2013, trên địa bàn huyện có khoảng 552 cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ. Trong đó, số hộ buôn bán, sửa chữa chiếm gần 90 %; .

Lĩnh vực thương mại dịch vụ hiện nay còn phát triển tự phát, thị trường nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao, do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ chưa được đầu tư nhiều như mạng

lưới chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch còn chưa phát triển đến thời điểm này, trên địa bàn huyện mới có 01 chợ trung tâm, còn lại toàn bộ là chợ phiên, chưa có trung tâm thương mại. Nhưng cũng phải khẳng định những dịch vụ phù trợ này trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

* Lĩnh vực du lịch.

Huyện có lợi thế về khí hậu và vùng lòng hồ thủy điện lớn song du lịch chưa phát triển do cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đi lại khó khăn nên chưa thu hút được khách du lịch đến địa bàn. Các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch hầu như chưa có, các lễ hội văn hoá, các cơ sở di tích lịch sử trên địa bàn chưa được khai thác đúng mức. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, vui chơi giải trí như khách sạn nhà nghỉ, điểm vui chơi, cơ sở du lịch, nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm… còn ít, quy mô nhỏ, trang bị kỹ thuật chưa đảm bảo, chất lượng phục vụ chưa cao. Hệ thống điểm bán hàng lưu niệm chưa hình thành, chưa phát triển các loại hàng hoá lưu niệm. Các điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ văn hoá thể thao còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển. Mặt khác, do đang trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị chưa hoàn chỉnh nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.

2.2.2.5. Về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo* Giải quyết việc làm * Giải quyết việc làm

Hàng năm các trung tâm dạy nghề của huyện, phối hợp với trường trung cấp nghề của tỉnh và trung tâm dạy nghề Hội nông dân tỉnh đã đào tạo nghề cho ngắn hạng cho khoảng 1.000 lao động, nâng số lao động được qua đào tạo từ 3,5% năm 2010 lên 4,2 % năm 2013. Tuy nhiên số lao động được học nghề chưa thể đáp ứng được yêu cầu mà chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn và tập trung về lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm gần đây đã có chính sách đặc thù cho 62 huyện nghèo trong việc đào tạo nghề ngắn với xuất khẩu lao động song công tác tuyên truyền vận động học nghề gắn với xuất khẩu lao động gặp rất nhiều

khó khăn do phong tục tập quán của nhân dân, tính trong 5 năm mới xuất khẩu lao động theo chương tình 30a được 36 trường hợp.

Tính bình quân hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho 1000 đến 1.200 lao động. Số lao động này chủ yếu tập trung làm việc cho 2 công ty cổ phần cao su. Giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua có nhiều thuận lợi là do có 2 công ty cổ phần cao su đầu tư vào tỉnh Lai Châu và trực tiếp đóng trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

* Mức sống dân cư

Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Sìn Hồ đã được nâng lên rõ rệt. Huyện đã xoá được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 61% năm 2010 giảm xuống còn 39% năm 2013. Đến năm 2013 đã có trên 80% số hộ được dùng điện sinh hoạt, 80% số hộ có nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh. Điều kiện tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục từng bước được cải thiện.

Các cấp lãnh đạo huyện cũng đã quan tâm đẩy mạnh và thực hiện tốt các chính sách, chế độ về xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân. Tích cực vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhiều căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách và cựu chiến binh trong huyện.

Biểu 2.9. Một số chỉ tiêu về xã hội, môi trường huyện Sìn Hồ giai đoạn 2010-2013

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Diện tích đất tự nhiên km2 1.925,58 1.925,58 1.925,58 1.526,96

2 Dân số trung bình ngưởi 79.418 81.006 82.585 77.329

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế của chính quyền huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w