4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.2. Mô hình thay thế
Tỷ lệ đòn bẩy được điều chỉnh theo ngành công nghiệp: Cho đến bây giờ thì các kết quả được trình bày trong bài nghiên cứu này dựa vào đặc điểm hai giai đoạn mà đòi hỏi phải có một giả định về mô hình cấu trúc xác định sự lựa chọn đòn bẩy của một công ty. Về kiểm định tính vững của mô hình thì tác giả kiểm định một mô hình khác mà không đòi hỏi đặc điểm như vậy. Cụ thể, tác giả tiến hành phân tích với những tỷ lệ đòn bẩy được điều chỉnh theo ngành công nghiệp của các công ty bởi vì sự điều chỉnh theo ngành công nghiệp cung cấp một cách đơn giản và có lẽ vững hơn để phân loại các công ty thành công ty có đòn bẩy cao và vừa phải. Tỷ lệ đòn bẩy được điều chỉnh theo ngành công nghiệp của một công ty được định nghĩa là sự chênh lệch giữa đòn bẩy của công ty và trung bình ngành công nghiệp dựa trên mã SIC hai chữ số. Tác giả ước lượng lại tất cả các kết quả của tác giả với các tỷ lệ này. Theo mô hình này, biến leverage có thể dương hoặc âm tùy thuộc công ty ở trên hay dưới mức trung bình ngành. Vì vậy tác giả không thể sử dụng biến leverage2 như là một biến giải thích để kiểm định sự phi tuyến được dự đoán bởi mô hình. Thay vào đó tác giả sử dụng biến bằng biến leverage2 + cho các công ty có đòn bẩy lớn hơn đòn bẩy trung bình
ngành và hoặc bằng 0. Để duy trì khoảng cách, tác giả thêm vào những quyết định phòng ngừa rủi ro hàng hóa và ngoại tệ để ước lượng những kết quả vững này. Tác giả ước lượng mô hình logit trên một mẫu của các công ty có một trong hai loại rủi ro này và kết quả thể hiện ở mô hình 1 của bảng 6. Kết quả chính của tác giả vẫn giống như định nghĩa của đòn bẩy.
QUẢN TRỊ RỦI RO – TCDN NGÀY – K22 Page 47
Altman Z-score (hệ số nguy cơ phá sản): Tác giả sử dụng Altman Z-score như biến đại diện khác của kiệt quệ tài chính. Những giá trị Z-score thấp hơn tương ứng với những công ty có tài chính yếu hơn. Vì vậy tác giả chuyển đổi chúng bằng cách lấy nghịch đảo của chúng để phù hợp trong việc trình bày kết quả. Kết quả được thể hiện trong mô hình 2 của bảng 6. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ không đơn điệu cũng dựa trên thước đo này.
Sai số chuẩn Bootstrapped: Kể từ khi tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hai giai đoạn trong hồi quy logit và Tobit, có khả năng thống kê t quá lớn do lỗi lấy mẫu của ước lượng giai đoạn đầu tiên (xem Maddala, 1983). Để giải thích cho khả năng này, tác giả ước lượng lại mô hình với sai số chuẩn bootstrapped. Trong mỗi bản sao tác giả tạo ra một mẫu giả ngẫu nhiên bằng cách lấy các quan sát từ mẫu cơ bản có thay thế. Vì vậy, trong mỗi bản sao một số các quan sát xuất hiện nhiều hơn một lần và
QUẢN TRỊ RỦI RO – TCDN NGÀY – K22 Page 48 một số không xuất hiện. Với 100 lần lặp lại như vậy, tác giả tạo ra một phân phối thực nghiệm hệ số ước lượng trong các mô hình logit và Tobit. Độ lệch chuẩn của các ước lượng này sau đó được sử dụng để có được bootstrapped p-values cho ước lượng cơ sở của tác giả. Phương pháp này không dựa trên bất kỳ hình thức cấu trúc nào để ước lượng ma trận phương sai-hiệp phương sai và có lợi thế là điểm chuẩn ước lượng cơ sở đối với phân phối thực nghiệm của chúng. Trong mô hình 3 và 4 của Bảng 6, tác giả trình bày các mô hình ước lượng Logit và Tobit với sai số bootstrapped. Như đã trình bày, tất cả các kết quả chính của tác giả là vững để ước lượng các sai số chuẩn bootstrapped.
Mô hình hồi quy thay thế IV: Woodldridge (2002) cho thấy một mô hình hồi quy biến công cụ thay thế có liên quan đến các hàm số của một biến nội sinh (như biến
leverage2 trong ước lượng ở giai đoạn 2). Có khả năng, đặc diểm này cung cấp các ước lượng tốt hơn so với mô hình sử dụng các giá trị dự báo của đòn bẩy và hàm số của nó trong giai đoạn thứ hai. Trong phương pháp này, thay vì sử dụng các giá trị bình phương của đòn bẩy dự báo trong hồi quy giai đoạn thứ hai, cả biến leverage và
leverage2 đang được xem là biến nội sinh và được công cụ hóa với các công cụ riêng của chúng. Để đạt được sự đồng nhất, thêm các số hạng bình phương của tất cả các biến ngoại sinh vào mô hình đòn bẩy như là những công cụ cho biến leverage2. Các công cụ này là những giá trị bình phương của: mtr, da/ta, PPE/ta, ni/sales và modified_z. Ngoài ra, giá trị dự báo của đòn bẩy bình phương từ ước lượng giai đoạn đầu tiên được sử dụng như một công cụ bổ sung cho biến leverage2.
Với cả biến leveragevà leverage2 như những biến nội sinh và những công cụ sẵn có này, tác giả ước lượng một mô hình biến công cụ trong khuôn khô hồi quy hai giai đoạn. Tác giả ước lượng quyết định nhị phân để phòng ngừa rủi ro phái sinh hàng hóa hoặc ngoại tệ với mô hình probit IV và mở rộng của phòng ngừa rủi ro ngoại tệ là mô hình Tobit IV. Các kết quả được trình bày trong bảng 7. Lưu ý rằng các ước lượng tham số trong mô hình này không thể so sánh trực tiếp với các bảng trước đó là do sự đơn giản tính toán, tác giả báo cáo các hệ số từ hồi quy trực tiếp hơn là các hệ số độ
QUẢN TRỊ RỦI RO – TCDN NGÀY – K22 Page 49 dốc trình bày trước đó. Tác giả thấy rằng kết quả chủ chốt vẫn là vững cho mô hình ước lượng thay thế IV này. Tất cả các kết quả khác vẫn tương tự như các đặc điểm cơ sở trước đó.
Bảng 7: Mô hình thay thế IV
Bảng này trình bày kết quả giai đoạn thứ hai cho các phái sinh sử dụng cho một mô hình hồi quy biến công cụ thay thế theo Wooldridge (2002). Thay vì sử dụng bình phương của giá trị dự đoán của
leverage trong hồi quy hai giai đoạn, đặc điểm này sử dụng cả leverage và leverage2 là biến nội sinh. Đòn bẩy được công cụ hóa với da / ta (khấu hao tỷ lệ với tổng số tài sản), mtr (thuế suất biên), PPE (bất động sản, máy móc thiết bị trên tổng tài sản), sự biến đổi Z-score và ni /sales (thu nhập ròng trên tổng doanh thu). Các bình phương của mỗi biến được sử dụng như là công cụ bổ sung cho leverage2. Ngoài ra, giá trị bình phương của đòn bẩy dự đoán cũng được sử dụng như một công cụ cho leverage2 theo đề nghị của Wooldridge ( 2002). Mô hình 1 và 2 cung cấp kết quả hai giai đoạn từ các mô hình Probit biến công cụ với các phái sinh ngoại tệ và các phái sinh hàng hóa tương ứng . Trong mô hình 3, một mô hình Tobit biến công cụ được ước lượng. Biến phụ thuộc trong hồi quy Tobit là số lượng lớn phái sinh ngoại tệ danh nghĩa (tỷ lệ với tổng doanh thu ) cho người sử dụng các phái sinh và không cho phần còn lại các công ty. Size đại diện cho log của tổng doanh thu của công ty. rnd là viết tắt của chi phí nghiên cứu và phát triển trên doanh số bán hàng của công ty. quick là tỷ lệ tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. concd là một biến giả dựa trên tỷ lệ tập trung bốn công ty của ngành công nghiệp của công ty (dựa trên mã ba chữ số SIC). concd bằng 1 nếu công ty thuộc về một ngành công nghiệp với tỷ lệ tập trung trên mức trung bình, còn lại là bằng 0. fsale đại diện doanh thu nước ngoài như là một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu. inst đo tỷ lệ phần trăm sở hữu trong công ty. Cho tất cả ba hồi quy, ước tính tham số và p- giá trị được cung cấp. Số quan sát được sử dụng để ước lượng được cung cấp ở hàng cuối cùng .
QUẢN TRỊ RỦI RO – TCDN NGÀY – K22 Page 50