Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các xã hội cụ thể đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khai quát thành phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệt hống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau.
Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất vật chất, thể hiện ở quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
- Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh
tế của một xã hội nhất định. Tổng hợp các quan hệ sản xuất có nghãi là bao gồm các quan hệ sản xuất thống trị đặc trưng cho phương thức sản xuất và các quan hệ sản xuất đan xen cũng như các quan hệ sản xuất tàn dư đang tồn tại trong xã hội đó.
- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật,
triết học, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật với những thể chế tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội và các đoàn thể) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên
Trong tự nhiên, các quá trình phát triển đều diễn ra một cách tự nó, tự phát; còn các quá trình phát triển trong xã hội đều có sự tham gia tích cực của
con người. Con người sáng tạo ra lịch sử, nhưng không phải sáng tạo một cách tùy tiện, chủ quan, mà sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh, tiền đề vật chất nhất định, tuân theo và phù hợp với quy luật khách quan (trách chủ nghĩa chủ quan cũng như khách quan thuần túy).
Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người, là tổng số những mối liên hệ, quan hệ của các cá nhân. Nhưng những cá nhân này luôn có những lợi ích, ý chí nguyện vọng, mong muốn ít nhiều mang tính chất chủ quan không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau; điều người này muốn lại bị người kia cản trở (hạnh phúc là cái chăn hẹp); và xu hướng phát triển của xã hội, cuối cùng xuất hiện ra như là một cái mà không ai mong muốn cả, không theo ý muốn chủ quan của người này, người nọ, tức tuân theo xu hướng khách quan; bởi vậy, cho đến nay, lịch sử đã phát triển theo kiểu một quá trình tự nhiên, về căn bản, cũng bị chi phối bởi những quy luật vận động như tự nhiên.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Theo quy luật, hình thái kinh tế - xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn, thay thế các hình thái kinh tế- xã hội trước. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao.
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế- xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I. Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc
thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Theo quy luật, hình thái kinh tế - xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn, thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trước. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao .
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế -xã hội nối tiếp nhau. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I.Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan
hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế v.v... Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội nào đó, chẳng hạn như người thổ dân châu Úc, châu Mỹ đi từ chế độ nô lệ lên thẳng chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Nếu trong tự nhiên có tuần tự và nhảy vọt thì trong xã hội (một bộ phận đặc biệt, hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên) cũng có tuần tự và bỏ qua. Quy luật kế thừa của lịch sử cho phép trong sự giao lưu, hợp tác với trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa chính trị.... một số nước đi sau, trong những điều kiện nhất định (được trung tâm phát triển này giúp xây dựng cơ sở vật chất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp đào tạo nhân lực...), có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không phải lặp lại tuần tự các quá trình mà nhân loại đã trải qua. Nếu không sẽ bị lịch sử sa thải. Như vậy bỏ qua là xu hướng tất yếu, khách quan hợp quy luật thì cũng là một quá trình lịch sr tự nhiên.
Tính quy luật chung của sự phát triển lịch sử toàn thế giới, theo V.I.Lênin, đã không loại trừ mà trái lại còn bao hàm một số giai đoạn phát triển đặc thù về hình thức. Nhìn chung có hai hình thức bỏ qua:
- Bỏ qua do đòi hỏi tất yếu khách quan từ bên trong (nội sinh) của một xã hội nhất định.
- Bỏ qua do tác động khách quan từ bên ngoài (ngoại sinh).
Chỉ có bỏ qua, rút ngắn một cách duy ý chí, bất chấp quy luật thì mới không phải là một quá trình lịch sử tự nhiên, chẳng hạn như các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, Việt Nam 1975 - 1986 sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội.