Giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu đáp án thi môn triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 60 - 63)

Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là một tất yếu. Có quan điểm cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó sẽ dẫn đến phân tán lực lượng, chia rẽ lực lượng. Quan điểm này không đúng, vì sự tồn tại các thành phần kinh tế không loại bỏ đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là tất yếu khách quan trong mọi xã hội có giai cấp, sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng xã hội Việt

Nam hiện nay không còn khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp. Nhưng sẽ là sai lầm nếu phân chia các giai cấp trong xã hội ta thành hai lực lượng xã hội đối lập, việc nhận thức đúng đắn tính chất, nội dung cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay sẽ giúp chúng ta xử lý một cách khoa học mối quan hệ xã hội - giai cấp, đưa công cuộc đổi mới tiến lên.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: "Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc". Trong quá trình đấu tranh giai cấp hiện nay ở nước ta chú ý mấy điểm sau:

- Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay diễn ra trong tình hình diễn biến phức tạp, nhanh chóng, có xu hướng khó lường của thế giới, nhất là sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thức ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan rã:

+ Sự phục hồi về một số mặt trong nền kinh tế nhiều nước tư bản chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội với quy mô toàn diện, tinh vi, đặc biệt là chiến lược "diễn biến hòa binh" của chúng.

+ Ở trong nước đang tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường.

- Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ thế kỷ 19, ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp công nhân sớm xác định được vai trò lãnh đạo của mình và giành ưu thế tuyệt đối. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân.

+ Sự gắn bó giữa nông dân và công nhân được hình thành một cách tự nhiên trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc đấu tranh với các thế lực chống chế độ mới, nông dân luôn đứng về giai cấp công nhân.

+ Trí thức Việt Nam đại bộ phận được đào tạo trong chế độ mới.

Trên thực tế, công nhân, nông dân và trí thức nước ta là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cùng chung một khối liên minh do giai cấp công nhân lãnh đạo.

+ Lực lượng chống đối cách mạng chỉ là nhóm, tổ chức nhỏ thù địch, phản động ở trong và ngoài nước. Chúng hoạt động ngấm ngầm chống phá cách mạng, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ nổi dậy. Ở đây, chúng đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác đối với kẻ thù của cách mạng nước ta, của chủ nghĩa xã hội, nhưng chúng cũng không phải lực lượng tự do muốn làm gì cũng được, chủ nghĩa tư bản cũng không phải là một chế độ phát triển bằng bất cứ giá nào.

- Chủ động có nguyên tắc trong kế thừa và sử dụng chủ nghĩa tư bản như khâu trung gian để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để các giai cấp, tầng lớp xã hội có thể phát huy năng lực sản xuất kinh doanh, khai thác mọi tiềm năng đất nước. Ở đây "đấu tranh được thể hiện dưới hình thức cạnh tranh, thi đua trong kinh tế, giải quyết các lợi ích kinh tế, tạo điều kiện kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Tăng cường hiệu lực của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế bằng pháp luật và hình thức đấu tranh đặc biệt quan trọng. Đấu tranh trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.

Đấu tranh để khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Đấu tranh giữa người công nhân và giới chủ trong nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản.

Đấu tranh chống áp bức bất công trên bình diện quốc tế.

Đấu tranh với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa, xu hướng xa rời mục tiêu của xã hội (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh,

định hướng xã hội chủ nghĩa). Đấu tranh chống các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc không chỉ là vấn đề dân tộc mà còn là vấn đề giai cấp. Độc lập dân tộc là mục tiêu, là điều kiện cơ bản và tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội; ngược lại, xây dựng CNXH là cơ sở vật chất để bảo đảm độc lập dân tộc bền vững.

Vì thế, trận tuyến đấu tranh giai cấp ở nước ta được xác định: một bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đoàn kết trong một mặt trận thống nhất dân tộc do Đảng lãnh đạo, với một bên là các tổ chức, các phần tử chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, trong tình hình hiện nay ở nước ta, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay go, phức tạp, thực chất là đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và các thế lực thù địch chống lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống lại áp bức bất công, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái. Ở đây, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc trong đấu tranh, đồng thời phải kiên định tinh thần cách mạng, nắm vững định hướng chiến lược mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược đấu tranh, bảo đảm sự thống nhất giữa giai cấp và nhân loại, giai cấp và dân tộc trong đấu tranh. Điều đó có ý nghĩa quyết định là không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu đáp án thi môn triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 60 - 63)