Quan niệm mác xít về đấu tranh giai cấp

Một phần của tài liệu đáp án thi môn triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 57 - 60)

Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Leenin định nghĩa: "Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định".

Như vậy, sự ra đời, tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:

Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất của xã hội.

Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội.

Thứ ba, khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội.

Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

Trong các xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên bị phân hóa. Nhân tố chi phối sự phân hóa của các tầng lớp trung gian là lợi ích. Các giai cấp và tầng lớp trung gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tùy thuộc vào vị trí lợi ích của họ.

Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế- xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.

Các xã hội có đối kháng giai cấp lần lượt thay thế nhau trong lịch sử. Mỗi kiểu xã hội đó có kết cấu xã hội - giai cấp riêng của nó. Mỗi kết cấu xã hội - giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chỉ và nông nô trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế - xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại. Ngoài hai giai cấp cơ bản, mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian. Trong những tập đoàn xã hội này có tập đoàn là tàn dư của phương thức sản xuất cũ (như nô lệ trong buổi đầu của xã hội tư bản), có tập đoàn là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai (như giai cấp tư sản và giai cấp công nhân công trường thủ công trong giai đoạn cuối của xã hội phong kiến). Ngoài ra bất cứ xã hội có giai

cấp nào cũng có một số tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hóa xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội. Đó là tầng lớp có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế, xã hội , chính trị,văn hóa, đó là tầng lớp trí thức.

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp V.I. Lê nin định nghĩa đấu tranh giai cấp là "cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết

quyền, bị áp bức và lao động,chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản".

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột.

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội giai cấp.

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử , C. Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.

Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương

thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tự mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch,phản động.

Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.

Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Leenin viết "Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được".

Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu trnah này là giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân; tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ và văn minh. Vì vậy, trong khi khẳng định rằng "đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản", C.Mác cũng chỉ rõ: "bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp".

Một phần của tài liệu đáp án thi môn triết học chủ nghĩa duy vật lịch sử (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w