Thu hoạch và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 31)

Thông thƣờng cá bống kèo nuôi sau 3,5 tháng là có thể thu hoạch nếu giá cá thƣơng phẩm cao. Theo kết quả điều tra thì ngƣời nuôi sử dụng lƣới kéo để thu gom cá hoặc đặt lú theo con nƣớc để thu số cá còn lại trong ao nuôi. Số hộ nuôi thu hoạch cá nhiều lần (chiếm 90%) do cá bống kèo có thể đào hang và vùi mình trong bùn đáy. Theo các hộ nuôi thì cá bống kèo là đối tƣợng dễ nuôi, dễ thích nghi nên không cần đầu tƣ trang thiết bị. Vì vậy, để nuôi cá bống kèo đạt hiệu quả kinh tế cao là điều không khó. Hiệu quả kinh tế nuôi cá bống kèo đƣợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiệu quả kinh tế của ngƣời nuôi

Mục TBĐLC (Min - Max)

Tổng chi (Triệu đồng/1000m2

) 75.9519.47 (52.5 - 138.75)

Tổng thu (Triệu đồng/1000m2

) 84.8818.54 (55 - 137.5)

Lợi nhuận (Triệu đồng/1000m2

) 8.234.94 (-26 - 28.29) Nhóm Tỷ lệ (%) Lời 73.33% Lỗ 26.67% Hòa vốn 0% Tổng 100%

Bảng 4.1 cho thấy chi phí đầu tƣ và lợi nhuận nuôi cá bống kèo theo hình thức công nghiệp là tƣơng đối cao, tỷ lệ tổng thu/tổng chi là 1,12 . Điều này tƣơng đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hải và Nguyễn Tấn Nhơn (2009), nuôi cá bống kèo thâm canh trong ao hiện nay phát triển mạnh ở Sóc Trăng, Bạc

Liêu và Cà Mau. Với mật độ nuôi trung bình 80,944 con/m2, năng suất và lợi

nhuận đạt khá cao, tƣơng ứng 4.8843.013 kg/ha/vụ và 90.36895.832 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận có tƣơng quan thuận với các yếu tố mật độ, tỷ lệ thay nƣớc, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Khi phân tích chuỗi giá trị cá bống

kèo (P. lanceolatus) ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, Bùi Thị Mỹ Duyên và ctv

(2010) cho rằng thời gian nuôi cá bống kèo khoảng 4 tháng với chi phí bình quân 38.200 đồng/kg cá. Sau khi trừ chi phí tăng thêm, ngƣời khai thác và ngƣời nuôi đạt lợi nhuận cao nhất, kế đến là bán lẻ ở chợ và thƣơng lái (không tính chi phí cho nhà hàng và siêu thị).

23

Nhƣ vậy, hình thức nuôi khảo sát so với năm trƣớc có tỷ lệ rủi ro thấp hơn so với điều tra của tra Lê Thuận Nhân (2006), mô hình nuôi cá bống kèo bán thâm canh (mật độ trung bình 55 con/m2) có tỷ lệ tổng thu/tổng chi phí là 1,2; tỷ lệ hộ nuôi có lãi là 68,8%; bị lỗ là 18,7% và hòa vốn là 12,5%. Tuy mật độ nuôi nhiều hơn nhƣng hiệu quả kinh tế cũng chƣa cao. Theo kết quả điều tra từ hộ nuôi thì nguyên nhân là do giá con giống cao cũng nhƣ con giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, các hộ nuôi không kiểm tra chất lƣợng giống nên tỷ lệ hao hụt con giống là rất cao; thêm vào đó là chi phí thức ăn cùng với việc sử dụng thuốc và hóa chất của các hộ nuôi tƣơng đối cao. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế không cao.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)