Hiện nay, việc sản xuất giống cá bống kèo nhân tạo chỉ ở bƣớc đầu nghiên cứu, nên ngƣời nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống thu gom từ tự nhiên thông qua ngƣời bán trung gian là chủ yếu (chiếm 43,33%). Vì thế mùa vụ nuôi cá bống kèo cũng chính là mùa xuất hiện con giống tự nhiên. Khoảng tháng 4 (ÂL) khi bắt đầu có mƣa thì cá bống kèo giống xuất hiện nhiều ở vùng cửa sông, ven viển. Qua khảo sát thì mùa vụ nuôi tập trung vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 (ÂL) (chiếm 86,67%). Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần
Đắc Định và ctv (2007), chỉ số thành thục (Gonadosomatic Index-GSI) của loài
cá bống kèo đạt cao nhất từ tháng 6-11 và gần nhƣ trong suốt mùa mƣa (tháng 4- 11) với 2 đỉnh cao của sự đẻ trứng là tháng 7 và 10. Mật độ thả trung bình 125,140,05 con/m2 (80-250 con/m2). Cá giống có chiều dài trung bình
2,130,55 cm (1-3 cm).
Do hiện nay chƣa thể sản xuất giống nhân tạo cá bống kèo và cá giống có kích cỡ thích hợp khoảng 5-8 cm/con (Dƣơng Nhựt Long, 2004) có giá cao, số lƣợng hạn chế nên gây trở gại cho ngƣời nuôi. Theo thông tin từ những hộ nuôi đƣợc khảo sát thì cá có kích thƣớc càng nhỏ thì giá con giống càng thấp, giá con giống trung
19
bình 213,4548,43 VNĐ (120-370 VNĐ). Mật độ cá thả nuôi là tƣơng đối phù
hợp với hình thức nuôi công nghiệp và cũng theo Dƣơng Nhựt Long (2004), mật
độ nuôi cá bống kèo có thể lên đến 100 con/m2
nếu điều kiện thuận lợi.
Qua khảo sát thì các hộ nuôi cho rằng thả nuôi với mật độ cao để bù lại lƣợng cá hao hụt sau khi thả. Hơn nữa nuôi mật độ cao không tốn nhiều công chăm sóc hơn nuôi mật độ thấp nhƣng năng suất nuôi lại cao hơn. Tuy nhiên, thả cá với mật độ cao nếu không quản lý tốt thức ăn cũng nhƣ chất lƣợng nƣớc ao nuôi thì rất dễ cho mầm bệnh phát sinh và lây lan sẽ tốn nhiều chi phí thuốc và hóa chất hơn nên hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn. Ngoài ra, tùy theo kinh nghiệm nuôi và chi phí đầu tƣ của từng hộ nuôi mà lựa chọn mật độ thả cá phù hợp vì mật độ nuôi sẽ ảnh hƣởng nhất định đến năng suất và lợi nhuận của mô hình.
Ngƣời nuôi không kiểm tra cũng nhƣ không có cách kiểm tra chất lƣợng cá giống một cách chính xác, mà chỉ chọn giống theo cảm quan và kinh nghiệm. Qua phỏng vấn 30 hộ nuôi thì các hộ nuôi lựa chọn cá giống theo các chỉ tiêu đƣợc ghi nhận qua hình 4.2. 70% 10% 20% cá đen cá trắng chỉ tiêu khác
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chỉ tiêu lựa chọn cá giống đƣợc ghi nhận.
Qua hình 4.2 cho thấy có 70% số hộ nuôi lựa chọn cá đen, 10% lựa chọn cá trắng. Theo hộ nuôi, cá trắng là cá giống đƣợc khai thác (kích cỡ thƣờng là 1-1,5 cm) còn lẫn khá nhiều cá tạp. Sau khi thu mua từ những ngƣời khai thác, các trại ƣơng thƣờng cho cá vào ao đất phủ bạt nhựa hay cho vào bể xi măng, không sục khí trong 60-90 phút, các loại cá tạp nhƣ cá heo, cá đối … sẽ chết nhƣng các loại cá có sức sống cao nhƣ cá bống cát, bống sao thì vẫn sống đƣợc. Thông thƣờng khi cá đã ƣơng qua 3-4 ngày thì có thể phân biệt rõ cá bống kèo với loại cá khác, sức sống của cá con cũng tăng lên rất nhiều, hạn chế đƣợc tỷ lệ chết khi thả giống và lúc này cá con có kích thƣớc lớn hơn cá trắng, có màu đen ở bụng nên ngƣời
20
nuôi gọi là cá đen. Ngoài ra, một số hộ nuôi lựa chọn cá có kích thƣớc đồng cỡ, màu sắc đồng đều là đƣợc (chiếm 20%).