Quản lý môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh bạc liêu (Trang 28 - 29)

Các ao nuôi cá bống kèo thƣờng không sử dụng hệ thống ao trữ nƣớc và ao lắng, do cá bống kèo dễ nuôi và chịu đƣợc sự biến động lớn về môi trƣờng nên nƣớc cấp cho ao trong suốt quá trình nuôi thƣờng đƣợc lấy trực tiếp từ sông hoặc kênh thủy lợi tùy theo con nƣớc thủy triều mà không quá trình xử lý hay lắng lọc. Đặc biệt, một số hộ nuôi vào mùa mƣa thì lấy nƣớc mƣa sử dụng. Qua khảo sát cho thấy chỉ một số ít hộ nuôi có xử lý nƣớc trƣớc khi thả giống bằng một số hóa chất rẻ tiền nhƣ iodine, dây thuốc cá hay BKC (chiếm 36,67%). Một số hộ sử dụng

phân gây màu chủ yếu là phân NPK (3 kg NPK/1000m2

).

Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi không thay nƣớc mà chỉ cấp nƣớc thêm vào. Nguồn nƣớc lấy trực tiếp từ sông hoặc giếng đối với các hộ nuôi vào mùa nắng. Vì theo các hộ nuôi, khi thay nƣớc nhiều là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cá nuôi, mỗi lần thay nƣớc cá thƣờng tập trung lại miệng cống và bỏ ăn 1-3 ngày. Cũng theo Dƣơng Nhựt Long (2003) thì tỷ lệ nƣớc thay mỗi lần đối với cá nuôi cao nhất chỉ 30% để tránh gây sốc cho cá và định kỳ 7-10 ngày nên thay 1 lần. Nhƣ vậy, ngƣời nuôi không thay nƣớc mà chỉ cấp nƣớc vào và xử lý hóa chất. Nếu ngƣời nuôi không quản lý tốt lƣợng thức ăn thừa và không quản lý tốt môi trƣờng nƣớc trong ao nuôi thì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xuất hiện và lây lan gây ra những thiệt hại không nhỏ cho hộ nuôi.

Mùa vụ thả nuôi cá bống kèo thích hợp vào mùa mƣa vì có nguồn giống tự nhiên phong phú, độ mặn thấp dao động 14-18‰vào tháng năm và 5-8‰vào tháng 8. Qua khảo sát hộ nuôi thì độ mặn trung bình 16,9‰5,4‰ (6-30‰).

Theo Chen et al. (2008), các loài cá thuộc họ cá bống có khả năng chịu đựng độ

mặn cao. Điều này đƣợc Bucholtz et al. (2009), khẳng định rằng cá bống kèo là

loài rộng muối, có thể sống từ 0-50‰. Theo Phạm Thái Nguyên (2005), cá bống

kèo có ngƣỡng độ mặn 0‰-95‰, khả năng chịu đựng LC50-96 của nghiệm thức

10‰ và 20‰ là cao nhất và có tỷ lệ sống trung bình 80% và 73%, nghiệm thức 30‰ có tỷ lệ sống 67%, còn nghiệm thức 0‰ và 40‰ có tỷ lệ sống lần lƣợt là 53% và 40%. Cũng theo Lê Văn Lĩnh (2009), khi nghiên cứu ảnh hƣởng các độ mặn khác nhau lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá bống kèo thì kết luận rằng cá bống kèo có thể nuôi ở độ mặn từ 5‰-30‰ nhƣng cá tăng trƣởng tốt nhất là 10‰ (Lê Văn Lĩnh, 2009). Mực nƣớc trung bình trong ao nuôi cá bống kèo là

1,180,14 m (0,9-1,4 m). Theo Takita et al. (1999), cá bống kèo con (chiều dài

chuẩn nhỏ hơn 7 cm) hiện diện phổ biến ở các vũng bùn và cửa sông ven biển. Tuy cá bống kèo đƣợc thả nuôi với mật độ cao, nhƣng hệ thống sục khí không

21

đƣợc áp dụng trong suốt quá trình nuôi cá. Theo Aguilar et al. (2000), cá thòi lòi

Periophthalmodon schlosseri (một loài cá tƣợng tự nhƣ cá bống kèo) sống lƣỡng cƣ, có khả năng giữ không khí lớn ở khoang hầu và trao đổi khí qua mang. Theo

Ishimatsu et al. (1998), cá bống kèo có thể hô hấp tự nhiên trong nƣớc và không

khí. Khi môi trƣờng nƣớc thiếu oxy, cá bống kèo quạt nƣớc qua mang từng đợt, nhƣng gia tăng tần suất trao đổi khí qua mô và giảm tần suất trao đổi ngoài mô (Martin và Bridges, 1999). Điều này có thể lý giải tại sao các hộ nuôi, kể cả nuôi cá bống kèo ở mật độ cao không sử dụng máy quạt nƣớc trong suốt vụ nuôi (Trích bởi Trƣơng Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phƣơng, 2011).

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh bạc liêu (Trang 28 - 29)