Phát triển các chính sách đa dạng hóa sản phẩm thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (Trang 97 - 99)

Môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt đã làm cho các NHTM Việt Nam nói chung và OceanBank nói riêng thêm khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh. Do đó muốn tồn tại và phát triển, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ hiện có mà còn phải luôn tìm tòi tạo ra các sản phẩm mới đa dạng và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài những nghiệp vụ TTQT truyền thống nên mạnh dạn triển khai một số nghiệp vụ TTQT mà hiện nay đang được áp dụng trên thế giới như Cho thuê, bao thanh toán.

Thực trạng của OceanBank là sự chênh lệch quá lớn giữa thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu gây mất cân đối về thu chi ngoại tệ. Điều này cho thấy một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là ngân hàng cần phải mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay khác hay giảm phí khi thanh toán L/C để thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức này hơn.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát triển các công cụ tài chính phái sinh: Trong phương thức thanh toán L/C khách hàng biết trước được kế hoạch nhận hàng và thanh toán cho nước ngoài nên ngân hàng cần cung cấp các sản phẩm đi kèm với các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái. Cụ thể ngân hàng có thể đề nghị khách hàng ký một hợp đồng mua ngoại tệ với ngân hàng, như vậy khách hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Xây dựng định mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, một trong những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải phát sinh từ phía khách hàng mở L/C là khi đến hạn thanh toán khoản tín dụng mà ngân hàng cho vay để ký quỹ mở L/C, người NK vì một lý do nào đó không lường trước được dẫn đến không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng. Khoản tiền mà ngân hàng cho nhà NK vay để ký quỹ có thể lên tới gần 100% trị giá L/C mà lúc này, theo thông lệ ngân hàng đã trả cho người thụ hưởng toàn bộ số tiền khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ trong trường hợp thanh toán ngay. Vì thế việc xây dựng tỷ lệ ký quỹ hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là rất cần thiết, một mặt hạn chế được rủi ro, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mặt khác giảm đọng vốn cho khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Thông thường, định mức ký quỹ tối thiểu được áp dụng tại Oeanbank là 20%- 30% giá trị L/C. Định mức ký quỹ đối với từng khách hàng được xác định dựa trên những phân tích về tình hình kinh doanh và tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp. Việc quy định mức quý kỹ như vậy có thể phần nào hạn chế việc thanh toán L/C của khách hàng vì họ sẽ tìm đến ngân hàng khác có tỷ lệ ký quỹ ưu đãi hơn. Như vậy, việc xác định mức ký quỹ cần phải có điều chỉnh hợp lý hơn, có danh mục cụ thể, chi tiết từng khách hàng dựa trên các tiêu chí sau:

Nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm và thường xuyên có giao dịch với ngân hàng.

Nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có quy mô liên tục tăng.

Đối với nhóm khách hàng còn lại, nếu là lần đầu giao dịch thì nhất thiết phải ký quỹ 100% và được thẩm định kỹ trước khi giao dịch.

Hoạt động TTQT ở các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là nghiệp vụ 87

thanh toán L/C. Nhưng trong quá trình cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng (NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh) dần dần các ngân hàng sẽ hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán L/C. Trong điều kiện hiện nay, nếu triển khai tốt nghiệp vụ này thì có tác dụng tích cực đối với ngân hàng trên các mặt sau:

 Thu phí dịch vụ tăng lên, mở rộng đầu ra cho vốn huy động.

 Khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu thiết lập bộ chứng từ hoàn hảo.

 Công tác kiểm tra chứng từ được nâng lên một bước, thể hiện chất lượng và uy tín vể TTQT của ngân hàng.

 Tác động tích cực tới việc hình thành thị trường vốn ở Việt Nam, hỗ trợ các mặt hoạt động khác của ngân hàng, tạo môi trường thuận lợi cho ngoại thương Việt Nam phát triển.

Xây dựng kế hoạch triển khai phát triển nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc du lịch, kèm theo là quy trình nghiệp vụ, các biện pháp ngăn chặn rủi ro, xử lý rủi ro khi phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (Trang 97 - 99)