Sở thích âm nhạc của HS THPT theo từng khu vực, độ tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 139)

2.3.2.1. Sở thích âm nhạc phân theo khu vực

Bảng 2.2: Số liệu mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM theo khu vực (tỉ lệ %)

Ký hiệu thể loại âm nhạc

Thích nghe Thường nghe Không biết

Lê Minh

Xuân ErnstThalmann Lê MinhXuân ErnstThalmann Lê MinhXuân ErnstThalmann

2 6.98 6.6 14.0 13.8 46.5 47.0 3 1.9 2.2 3.3 6.1 57.2 67.4 4 7.9 4.4 17.7 8.3 42.8 59.1 5 7.9 7.7 14.9 12.7 42.8 49.7 6 9.3 21.0 15.8 21.5 44.7 42.5 7 7.9 12.7 12.1 11.0 45.1 43.3 8 9.3 11.0 9.3 13.8 50.2 47.5 9 7.0 8.3 7.4 8.3 57.2 57.5 10 16.7 15.5 27.0 28.2 32.1 37.0 11 10.2 12.7 24.7 22.7 31.6 41.4 12 16.3 14.4 32.6 28.7 26.7 32.6 13 6.5 3.3 10.2 9.4 47.9 59.1 14 24.7 12.2 34.0 32.0 20.5 32.0 15 40.9 40.9 40.5 35.4 17.7 26.0 16 87.4 82.3 94.4 95.0 0.0 0.0 17 81.9 90.1 81.9 93.9 0.0 0.0

HS THPT của TP hầu hết chỉ thích và thường nghe nhạc trẻ, trong đó tỉ lệ thích nghe nhạc ngoại và nhạc Việt cũng có sự thay đổi nhẹ ở 2 khu vực nội thành (Trường Ernst Thalmann) và ngoại thành (Trường Lê Minh Xuân).

Như vậy, dựa vào bảng 2 và biểu đồ 2, chúng ta thấy rõ HS khu vực nội thành tại trường THPT Ernst Thalmann có tỉ lệ thích nhạc nước ngoài (17) cao hơn là thích nhạc trẻ Việt (16) trong khi khu vực ngoại thành tại trường THPT Lê Minh Xuân thì ngược lại. Tỉ lệ HS nội thành thích và thường nghe các ca khúc nhạc ngoại (thích nghe là 90.1% và thường nghe là 93.9%) cũng cao hơn tỉ lệ này ở HS ngoại thành (chiếm 81.9% cả ở cột thích nghe và thường nghe).

Các thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc có số lượng HS thích nghe và thường nghe ở khu vực ngoại thành có tỉ lệ hơi nhỉnh hơn một chút so với khu vực nội thành. Đồng thời số lượng HS không biết thể loại thuộc truyền thống dân tộc của khu vực ngoại thành cũng thấp hơn khu vực nội thành. Trong khi đối với nhạc hàn lâm như giao hưởng thính phòng, nhạc kịch cùng hòa tấu nhạc nhẹ thì tỉ lệ này lại ngược lại.

Các ca khúc nhạc “sến” (11), cách mạng (12), phong cách thính phòng (13), mang âm hưởng dân ca (14) và nhạc Việt Nam đương đại (15) đều có lượng HS ngoại thành yêu thích và thường nghe nhiều hơn một chút so với ở nội thành. Duy chỉ có ca khúc tiền chiến, lãng mạn trước giải phóng (10) là số lượng HS ngoại thành thích nhiều hơn không đáng kể so với nội thành nhưng các em lại ít nghe loại này hơn các em ở nội thành. HS nội thành cũng có tỉ lệ nghe qua internet (100%) cao hơn ở ngoại thành (chỉ

chiếm 83.7%). Nhìn vào biểu đồ 2, chúng ta cũng thấy rõ tỉ lệ HS thường nghe của mỗi trường phần lớn cũng luôn có chỉ số cao hơn là ở cột thích nghe.

2.3.2.2. Sở thích âm nhạc phân theo giới tính

Bảng 2.3: Số liệu về mức độ thưởng thức âm nhạc phân theo giới tính của HS THPT tại Tp.HCM (Tỉ lệ %)

Ký hiệu thể loại âm nhạc

Thích nghe Thường nghe Không biết

Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam

1 24.2 16.7 31.3 29.9 24.2 37.5 2 5.6 9.0 15.5 11.1 43.3 52.8 3 1.6 2.8 4.0 7.0 58.3 68.1 4 6.3 7.9 15.1 10.4 44.8 59.7 5 7.5 8.3 15.1 14.9 40.5 55.6 6 13.9 16.0 18.3 18.8 40.9 48.6 7 10.7 9.0 11.1 12.5 44.1 55.9 8 11.9 6.9 12.7 9.0 43.3 59.0 9 9.9 3.5 7.9 7.6 52.0 66.7 10 17.9 13.2 25.8 30.6 31.3 39.6 11 13.1 8.3 23.0 25.0 33.7 40.3 12 16.3 13.9 31.0 30.6 23.0 37.5 13 6.0 3.5 10.3 9.0 47.2 63.2 14 21.4 14.6 36.5 27.1 19.4 36.8 15 47.6 29.2 41.7 31.9 17.5 28.5 16 86.1 83.3 96.0 92.4 0.0 0.0 17 88.5 80.6 89.7 83.3 0.0 0.0

Như vậy theo bảng 2.3 ta thấy rõ ràng sự quan tâm tìm hiểu âm nhạc ở các em nữ có tỉ lệ nhiều hơn các em nam. Điều này thể hiện rõ trong kết quả khảo sát cho số liệu ở cột không biết ở các em nam luôn có chỉ số cao hơn các em nữ.

Theo biểu đồ 2.3, chúng ta thấy các em nữ có xu hướng thích nghe các thể loại nhạc có lời hơn các em nam khi chỉ số cột thích nghe ở những thể loại 1, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 luôn ở mức cao hơn. Chỉ có chỉ số thích nghe ở thể loại tuồng – chèo – cải lương (2) và ca trù (3) là có thấp hơn một chút. Các em nam lại có xu hướng thích nghe thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc nhiều hơn các em nữ khi các thể loại 2, 3, 4, 5 đều có tỉ lệ cao hơn. Các em nam thích nghe hòa tấu nhạc nhẹ nhiều hơn còn các em nữ lại thích nghe giao hưởng nhiều hơn.

Về tỉ lệ thường nghe, thì hầu như các em nữ thường nghe nhiều thể loại âm nhạc hơn là các em nam. Do đó mà tỉ lệ biết nhiều thể loại âm nhạc cao hơn các em nam. Chỉ có 4 thể loại 3, 6, 10, 11 là tỉ lệ thường nghe của các em nữ thấp hơn các em nam một chút nhưng không đáng kể. Đặc biệt thể loại giao hưởng (7) các em nam lại có tỉ lệ thường nghe cao hơn các em nữ (điều này ngược lại với thích nghe). Ngược lại ở thể loại tuồng – chèo – cải lương (2), đờn ca tài tử (4) và hòa tấu nhạc cụ dân tộc (5) các em nữ thích ít hơn nhưng lại thường xuyên nghe nhiều hơn các em nam.

Các ca khúc nhạc nhẹ như: ca khúc Việt Nam đương đại, nhạc teen, nhạc trẻ hay nhạc trẻ nước ngoài đều được các em nữ yêu thích và thường xuyên nghe nhiều hơn các em nam. Các em nữ cũng tham gia vào các FC của những ca sỹ nhạc nhẹ nhiều hơn các em nam với 60 em chiếm 23.8% số lượng HS nữ. Trong khi đó chỉ có 18 em nam chiếm 12.5% số lượng HS nam của cuộc khảo sát. Tỉ lệ HS nam thích nghe nhạc sôi động, kích động hơn là nhạc nhẹ nhàng, êm dịu cũng cao hơn các bạn nữ với 47.2%, trong khi nữ là 38.9%.

Tất cả những phân tích từ cuộc khảo sát trên cho chúng ta thấy một điều rõ ràng rằng các em nữ có mức độ yêu thích và quan tâm tới âm nhạc nhiều hơn các em nam. Điều này thể hiện rõ qua việc các em nữ bị lôi cuốn vào các chương trình âm nhạc trên truyền hình khá cao là 94.8%, trong khi các bạn nam chỉ khoảng 84.7%. Do tính cách các bạn nam ưa khám phá hơn nên tỉ lệ nghe trên internet lại cao hơn các em nữ (99.3% của nam và 86.5% của nữ).

2.3.2.3. Sở thích âm nhạc phân theo độ tuổi

HS THPT của TP chia ra làm 3 độ tuổi ứng với 3 khối lớp là 10, 11 và 12.

Bảng 2.4: Số liệu mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM phân theo độ tuổi (Tỉ lệ %)

Ký hiệu thể loại âm nhạc

Thích nghe Thường nghe Không biết

10 11 12 10 11 12 10 11 12 1 20.0 16.7 26.1 28.8 35.1 28.0 36.8 35.1 18.5 2 6.4 6.1 7.6 14.4 16.7 11.5 54.4 54.4 35.0 3 1.6 0.0 3.8 4.0 9.6 1.3 64.8 71.1 46.5 4 3.2 7.0 8.3 8.8 13.2 17.2 63.2 60.5 32.5 5 4.8 8.8 9.6 10.4 14.9 15.9 53.6 57.9 31.2 6 12.8 12.3 17.8 15.2 19.3 20.4 56.0 50.9 28.7 7 6.4 8.8 14.0 8.8 13.2 12.7 61.6 59.6 28.7 8 7.2 8.8 13.4 14.4 8.8 10.8 55.2 63.2 33.8 9 4.0 7.9 10.2 4.0 5.3 11.5 71.2 70.2 36.9 10 16.0 14.0 19.1 24.8 27.2 30.0 44.0 43.0 20.4

11 12.0 9.6 12.1 22.4 25.4 26.1 44.0 44.7 23.6 12 17.6 14.9 14.0 24.8 33.3 33.8 36.0 32.5 19.1 13 5.6 3.5 5.7 1.6 15.8 12.1 65.6 58.8 38.9 14 14.4 18.4 22.9 28.0 37.7 33.1 37.6 25.4 16.6 15 36.0 35.1 49.0 31.2 48.2 36.3 29.6 21.9 14.6 16 88.8 82.5 84.1 95.2 93.9 94.9 0.0 0.0 0.0 17 84.0 84.2 87.9 85.6 88.6 87.9 0.0 0.0 0.0

Nhìn vào cột không biết của bảng 2.4, chúng ta thấy rõ ràng mức độ hiểu biết về nhiều thể loại âm nhạc của các em lớp 12 là cao hơn hẳn so với các em lớp 10 và lớp 11 (Tỉ lệ không biết của các em lớp 12 là thấp nhất). HS vào cuối lớp 12 đã có một lượng kiến thức và kỹ năng về tư duy, cũng như tự tìm hiểu, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ để khẳng định những giá trị trước khi bước vào cuộc sống. Do đó, tỉ lệ các em biết nhiều thể loại hơn những lứa tuổi trước đó cũng là điều dễ hiểu. Minh chứng là tỉ lệ HS lớp 12 nghe nhạc qua kênh internet – một trong những phương tiện hiện đại, nhanh nhạy để tìm hiểu, mở mang tầm hiểu biết có chỉ số tuyệt đối là 100%, trong đó cao nhất là nghe bằng điện thoại với 80.9%, nghe trực tuyến là 68.8% và download và nghe bằng máy tính là 61.8%. HS 12 nghe nhạc qua TV chỉ chiếm 89.8% cũng thấp nhất so với HS lớp 10 và 11. Bởi vì HS 12 còn nhiều mối quan tâm khác như thi cử cuối cấp, cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, một số em không bị lôi cuốn vào các chương trình ca nhạc trên TV kéo dài nhiều giờ liền, vì rất mất thời gian. Thay vào đó, nếu cần xem, nghe hay biết điều gì thì các em chọn cách lướt web là nhanh nhất. HS lớp 11 và 10 có tỉ lệ nghe nhạc qua TV xấp xỉ bằng nhau là 92.1% (Lớp 11) và 92% (Lớp 10). Tỉ lệ nghe qua internet ở lớp 11 là 97.4% xếp thứ 2, trong đó nghe bằng điện thoại cũng cao nhất chiếm 85.1%. Nghe qua internet ở lớp 10 thấp nhất nhưng vẫn ở mức cao với 96.0%, trong đó nghe bằng điện thoại cũng có tỉ lệ cao nhất là 85.6%.

Như vậy, ở đây, rõ ràng một điều rằng, internet đã có tác động rất lớn đến đời sống nói chung và hoạt động nghe nhạc của HS THPT nói riêng tại Tp.HCM trong nhiều năm qua. Và nó sẽ còn là kênh nghe nhạc có mức độ tương tác cao nhất trong nhiều năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.4.1, cũng thể hiện mức độ yêu thích các thể loại âm nhạc của các em lớp 12 phần lớn là cao hơn các lớp 10 và 11. Duy chỉ có thể loại nhạc kịch Broadway (12) là thích thấp nhất và nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam (16) là có tỉ lệ thấp hơn lớp 10. Ở

đây có thể nhận thấy một điều rằng, rõ ràng có hiểu biết thì mới đưa đến tình yêu. Tuy nhiên cũng cần thấy sự hiểu biết của HS là vẫn chưa nhiều và đầy đủ, chủ yếu là một số em có đam mê, yêu thích âm nhạc nên tự mày mò tìm hiểu. Do vậy mức độ yêu thích với các thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc và âm nhạc hàn lâm dù có cao hơn tỉ lệ HS lớp 11 và 10, nhưng vẫn ở mức rất thấp.

Mức độ hiểu biết và yêu thích các thể loại âm nhạc của lớp 10 và 11 có tỉ lệ chênh lệch thấp, không cách xa là mấy. Nếu như ở cột “không biết” các em HS lớp 11 có tỉ lệ thấp hơn một chút, tức mức độ hiểu biết có cao hơn các em lớp 10. Nhưng ở cột thích nghe thì các em lớp 10 lại có mức độ yêu thích nhiều hơn ở 10 thể loại là 1, 2, 3, 6, 10, 11, 12, 13, 15, 16. Tuy nhiên mức độ chênh lệch không nhiều. Đặc biệt ở các thể loại âm nhạc hàn lâm7, 8, 9 tỉ lệ thích nghe tăng dần theo độ tuổi. Đối với thể loại nhạc trẻ, các em HS lớp 10 có tỉ lệ thích nghe ca khúc nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam rất cao và cao nhất là 88.8%. Trong khi ở thể loại ca khúc nhạc trẻ nước ngoài thì số lượng HS lớp 12 lại có tỉ lệ cao nhất là 87.9%.

Nhìn biểu đồ 2.4.2, chúng ta thấy mức độ yêu thích nhạc trẻ nước ngoài của các em HS THPT tăng dần qua các năm. Trong khi tỉ lệ này ở thể loại nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam lại có sự đi xuống ở năm giữa (lớp 11) và năm cuối cấp (lớp 12) có chiều hướng đi lên nhưng không còn cao như năm đầu cấp III (lớp 10). Lớp 10 thích nghe nhạc trẻ Việt Nam hơn nhạc trẻ nước ngoài. Trong khi hai tỉ lệ này có chiều hướng đi ngược chiều và đến cuối năm lớp 11 thì tỉ lệ thích nhạc trẻ Việt Nam và nhạc trẻ nước ngoài đổi chỗ cho nhau. Tức nhạc trẻ nước ngoài được yêu thích nhiều hơn. Đến năm thứ 3, lớp 12 thì cả hai thể loại này có chỉ số yêu thích cùng tăng nhưng tốc độ yêu thích nhạc trẻ ngoại tăng nhanh hơn và đạt mức cao là 87.9%, nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ yêu thích nhạc trẻ Việt Nam ở độ tuổi lớp 10 một chút là 88.8%.

Về tỉ lệ thường nghe với biểu đồ 2.4.3 cho thấy mức độ thường nghe của 3 khối lớp là tương đối đồng đều, tỉ lệ chênh lệch giữa các khối lớp có nhưng không cao. Chỉ có thể loại ca khúc Việt Nam đương đại là HS lớp 11 có tỉ lệ nghe (48.2%) cao hơn nhiều một chút so với 2 khối lớp còn lại (Lớp 10 là 31.2%, lớp 12 là 36.3%). Lớp 11 có 8 thể loại thường nghe cao nhất là: 1, 2, 3, 7, 13, 14, 15, 17. Lớp 12 có 7 thể loại thường nghe cao nhất là: 4, 5, 6, 9, 10, 11, 12. Lớp 10 chỉ có 2 thể loại có chỉ số thường nghe cao nhất là thể loại 8 và 16. Như vậy HS lớp 11 có xu hướng thường xuyên nghe nhạc nhỉnh hơn một chút. Một số HS 11 nghe cả những thể loại mà các em không yêu thích

khi tỉ lệ khá chênh lêch giữa thích nghe và thường nghe ở một số thể loại âm nhạc. Trong khi sự chênh lệch này ở lớp 10 và 12 là không nhiều bằng lớp 11. Nhìn chung thì các em lớp 11 có mức độ thường xuyên nghe nhạc cao hơn nhưng không nhiều.

Nhìn vào biểu đồ 2.4.4, chúng ta thấy: Thứ nhất, mức độ thường nghe nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam luôn ở mức cao hơn thường nghe nhạc trẻ nước ngoài. Thứ hai, về tỉ lệ chênh lệch giữa thường nghe nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam và nhạc trẻ nước ngoài cũng có sự thay đổi giữa các năm. Tỉ lệ chênh lệch cao nhất là năm đầu cấp với 95.2% ở thể loại nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam và 85.6% ở thể loại nhạc trẻ nước ngoài. Tỉ lệ 2 thể loại này có xu hướng chuyển động ngược hướng và nối ngắn khoảng cách ở cuối năm 11 với 93.9% (nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam) và 88.6% (nhạc trẻ nước ngoài). Đến năm thứ ba thì hai tỉ lệ này lại có xu hướng chuyển động xa (nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam đi lên còn nhạc trẻ nước ngoài lại đi xuống), nới rộng khoảng cách về tỉ lệ thường nghe hai thể loại nhạc này ra xa nhau ở cuối cấp 12 (94.9% và 87.9%). Nhưng tỉ lệ chênh lệch vẫn không cao như ở năm đầu cấp lớp 10.

Như vậy, ở thể loại nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam thì lớp 10 có tỉ lệ HS thích nghe và thường nghe cao nhất. Trong khi, ở thể loại nhạc trẻ nước ngoài thì có tỉ lệ HS thích nghe nhất là lớp 12, nhưng thường nghe cao nhất lại là lớp 11.

2.3.3. Một số nhận định của HS THPT tại Tp.HCM về âm nhạc dành cho lứa tuổi

Các nhà chuyên môn thì nhìn nhận sự tuột dốc của “nhạc trẻ” nhiều năm trở lại đây dành cho giới trẻ, vậy còn chính những người trong cuộc, bản thân các em thì nhìn nhận âm nhạc dành cho lứa tuổi mình hiện nay ra sao? Trong cuộc khảo sát, tác giả đã đưa ra một số nhận định về nhạc trẻ hiện nay để các em lựa chọn như sau:

Để trả lời cho ý kiến: “Giới trẻ chỉ thích nghe những ca khúc nhạc trẻ có lời ca rên

rỉ, sướt mướt, thất tình hay bất cần, đề cao yếu tố vật chất, sa hoa, lộng lẫy” chỉ có 13.6% HS đồng ý, 44.9% không hoàn toàn đồng ý, 41.5% không đồng ý. Điều này chứng tỏ bản thân các em không hoàn toàn chỉ thích nghe những ca khúc có lời ca thiếu tích cực như vậy.

“Có quá nhiều các công chúa, hoàng tử nhạc nhẹ hiện nay được các bạn trẻ phong vương về ngoại hình thay vì về giọng hát” có tỉ lệ trả lời là: đồng ý có 26.8%, không hoàn toàn đồng ý có 37.9%, không đồng ý có 35.3%. Chỉ có chưa tới 30% HS khẳng định là đúng điều này hoàn toàn hợp lý khi thần tượng ca sỹ nhạc Việt của các em

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 70 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w