Thể loại âm nhạc mà HS THPT của TP thích nghe và thường nghe nhất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66 - 70)

Bảng 2.1: Tổng số liệu thống kê từ cuộc khảo sát về mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM

hiệu Thể loại âm nhạc

Thích nghe Thường nghe Không biết HS % HS % HS %

1 Các bài dân ca Việt Nam 85 21.5 122 30.8 115 29.0

2 Chèo, tuồng, cải lương 27 6.8 55 13.9 185 46.7

3 Ca trù (hát ả đào) 8 2.0 18 4.5 245 61.9

4 Đờn ca tài tử Nam Bộ 25 6.3 53 13.4 199 50.3

5 Hòa tấu nhạc cụ dân tộc 31 7.8 55 13.9 182 46.0

6 Hòa tấu nhạc nhẹ 58 14.6 73 18.4 173 43.7

7 Hòa tấu thính phòng, giao hưởng 40 10.1 46 11.6 190 48.0

8 Opera (nhạc kịch phương tây) 40 10.1 45 11.4 194 49.0

9 Nhạc kịch Broadway 30 7.6 31 7.8 227 57.3

10 Ca khúc tiền chiến, lãng mạn (nhạc xưa) 64 16.2 109 27.5 136 34.3

11 Ca khúc “nhạc sến” 45 11.4 94 23.7 143 36.1

12 Ca khúc cách mạng Việt Nam 61 15.4 122 30.8 112 28.3

13 Ca khúc phong cách thính phòng 20 5.1 39 9.8 210 53.0

14 Ca khúc âm hưởng dân ca 75 18.9 131 33.1 102 25.8

15 Ca khúc Việt Nam đương đại 162 40.9 151 38.1 85 21.5

16 Ca khúc “teen”, nhạc trẻ Việt Nam 337 85.1 375 94.7 0 0.0

17 Ca khúc nhạc trẻ nước ngoài 339 85.6 346 87.4 0 0.0

18 Thể loại khác 30 7.6 30 7.6

Theo dõi bảng 1 và biểu đồ 1, trong đó tổng số liệu của cuộc khảo sát về những thể loại âm nhạc mà các em HS THPT thích nghe và thường nghe nhất hiện nay cho chúng ta một số kết quả sau:

Thứ nhất, trong 17 thể loại âm nhạc mà tác giả đưa ra nếu chỉ xét 5 vị trí thể loại được các em thích nghe và thường nghe nhất là thể loại nhạc có lời (ca khúc). Thể loại

nhạc không lời có lượng HS nghe rất thấp. Nhiều nhất là hòa tấu nhạc nhẹ nhưng chỉ chiếm vỏn vẹn có 14.6% thích nghe và 18.4% thường nghe.

Hầu hết tỉ lệ thường nghe luôn cao hơn tỉ lệ thích nghe. Bởi vì như chúng ta đã biết, tai nghe con người có 2 cách để tiếp nhận âm thanh. Một là nghe có chủ định, tức mang ý nghĩa tích cực, thích mà nghe. Hai là nghe không chủ định, tức mang ý nghĩa không tích cực như “bị nghe” hay vô tình nghe được. Do đó, tai chúng ta luôn tiếp cận với nhiều loại âm thanh hơn là chúng ta thích. Vì vậy, tỉ lệ thường nghe cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Duy chỉ có cột ca khúc Việt Nam đương đại (15) là có tỉ lệ thường nghe (38.1%) thấp hơn tỉ lệ thích nghe (40.9%). Do ca khúc Việt Nam đương đại có chất lượng nghệ thuật khá cao nhưng thường rất kén tai nghe và rất khó hát. Do đó mức độ phủ sóng của những ca khúc này trong cộng đồng cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng là ít hơn nhiều các thể loại “nhạc trẻ” ở phân khúc bình dân hiện nay dễ hát, dễ ư a theo giai điệu hơn. Trong khi những kênh nghe nhạc được HS THPT lựa chọn nhiều nhất là từ truyền hình và internet với cùng tỉ lệ 91,2%. Do đó, dù một số em thấy hay nhưng không thường xuyên nghe mà chủ yếu là nghe khi có ở các cuộc thi âm nhạc. Trong khi nhạc trẻ được các em tìm nghe nhiều, thì các thể loại nhạc khác chủ yếu chỉ được nghe ở các cuộc thi hay hội diễn văn nghệ là chính.

Những kênh và chương trình truyền hình mà các em thường xem nhiều nhất đó là: YanTV, Yeah1TV, ITV, Chanel V, VTV3, VTV6, HTV7, KBS World, MTV, chương trình Bài hát yêu thích, Giọng hát Việt, The voice, Việt Nam Idol, Vpop 20, Today playlist, We10, M countdown, Billboard hot 100, Kpop star… Ba trang web trực tuyến được các em lựa chọn nghe nhiều nhất là Zing Mp3, Nhạc của tui, Nhạc.vui.vn.

Thứ hai, các thể loại nhạc hàn lâm như giao hưởng thính phòng và nhạc kịch (7,8,9) chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng dưới 12% trong tỉ lệ lựa chọn của các em. Trong đó có đến xấp xỉ 50% các em không biết đến thể loại âm nhạc bác học này. Còn riêng với các thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc thì tỉ lệ có sự cách biệt giữa ca khúc dân ca và các thể loại truyền thống dân tộc khác. Ca khúc dân ca được các em yêu thích và nghe nhiều hơn do ca khúc dân ca có mức độ phổ biến hơn, dễ hát, dễ thuộc. Tuy nhiên vẫn chiếm tỉ lệ thấp khi chỉ đạt 30.8% thường nghe và con số này còn thấp hơn ở cột thích nghe khi chỉ chiếm 21.5%. Các thể loại liệt vào di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như ca trù hay đờn ca tài tử thì tỉ lệ thích nghe cực thấp: chỉ chiếm 2% ở ca trù và 6.3% ở đờn ca tài tử. Ở cột thường nghe thì đờn ca tài tử có nhích lên tí chút là 13.4%. Do một số em HS có quê là ở các vùng

miền Tây Nam bộ hay ở khu vực Bình Chánh vẫn còn có một số hoạt động biểu diễn đờn ca tài tử ở các “quán nhậu” hay tư gia vào các ngày như cưới hỏi, ma chay nên một số em có dịp được nghe. Thêm vào đó, một phần các em có cha, mẹ gốc miền Tây Nam bộ nên khi ở nhà, cha mẹ các em thỉnh thoảng có nghe các thể loại như đờn ca tài tử hay cải lương. Do đó mà các em cũng được nghe một cách không chủ định các thể loại này. Tuy nhiên, số lượng các em không biết các thể loại truyền thống dân tộc cũng khá cao như: Ca trù chiếm tỉ lệ cao nhất là 61.9%, đờn ca tài tử là 50.3%, chèo – tuồng – cải lương là 46.7%, hòa tấu nhạc cụ dân tộc là 46%.

Thứ ba, nếu chỉ xét 3 vị trí được các em HS lựa chọn nhiều nhất là ca khúc Việt Nam đương đại; nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam và nhạc trẻ nước ngoài thì chúng ta thấy rõ ràng là ca khúc nhạc nhẹ đang thống lĩnh trong đời sống nghe nhạc của HS THPT của TP hiện nay. Tại 2 vị trí (16, 17) là thể loại nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam và nhạc trẻ nước ngoài có tỉ lệ tăng vọt (Trên mức 80%) so với các thể loại trước đó, trong khi tất cả các thể loại khác chỉ xấp xỉ hoặc không vượt qua mức 40%. Thích nghe nhất là thể loại nhạc trẻ nước ngoài với 85.6%. Tuy nhiên, thể loại các em thường nghe nhất lại là thể loại nhạc teen, nhạc trẻ Việt Nam với tỉ lệ rất cao là 94.7%. Ở đây, chúng ta thấy có một sự thay đổi nhẹ tại vị trí đứng đầu ở cột thích nghe và thường nghe. Nhạc trẻ Việt Nam rõ ràng được các em yêu thích ít hơn nhạc trẻ nước ngoài khi chiếm 85.1% nhưng lại tăng cao ở cột thường nghe là do mức độ phủ sóng của các ca khúc này quá lớn như đã trình bày ở mục 2.2.1. Dù không thích nhưng các em vẫn phải nghe hằng ngày như thế vì bất đắc dĩ “bị nghe” hay là nghe để giải trí, vui tai, hoặc thôi thì có gì thì nghe đó…

Những cái tên ca sỹ, nhóm nhạc được các em yêu thích nhiều nhất như: đứng đầu là Sơn Tùng MTP, rồi đến Đông Nhi, Khởi My, Trịnh Thăng Bình, Bích Phương, Justatee, nhóm 365, Miu Lê, Bảo Thy (Việt Nam) và SNSD (Girls’ Generation), Super Junior, Big Bang, Tara, 2NE1, EXO, Beast, 2PM, Shinee, Talor Swift, Lady Gaga, Katy Pery, One Direction, Adele, Shayne, Justin Bieber, Miley Cyrus, Rihana, Bruno Mar (nước ngoài) là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc khảo sát bên cạnh một danh sách dài hàng trăm các ca sỹ nhóm nhạc trẻ ở trong và ngoài nước.

Những ca khúc được các em yêu thích nhiều nhất như: Em của ngày hôm qua, Nắng ấm xa dần, Cơn mưa ngang qua, Mình yêu nhau đi, Bâng Khuâng, Giận lòng, Nắm lấy tay anh, Bốn chữ lắm, Anh nhớ em người yêu cũ, Người yêu cũ, Trót yêu, dấu mưa, Người ấy, Forever alone… (nhạc trẻ Việt Nam); Mr.Mr, Gee, The boy

(SNSD); Swing, Sorry sorry, Mr. Simple (Super Junior), Haru Haru, Lie (Big Bang); Come back home, Crush (2NE1); Mama, History (EXO); Kiss you, Magic (One Derection); Never say nener, Baby (Bieber), You belong with me (Taylor Swift), bad romance (Lady Gaga), Wrecking ball (Miley Cyrus )… (nhạc trẻ nước ngoài).

Dễ nhận thấy các ca khúc được các em yêu thích trên đa phần nặng tính giải trí nhiều hơn là một ca khúc nghệ thuật. Thậm chí có nhiều ca khúc nhạc trẻ Việt Nam có lời lẽ hết sức ngô nghê, dài dòng kiểu kể chuyện, một số bài thỉnh thoảng còn chèn vài câu tiếng anh, nhiều câu rất vô nghĩa. Hay có những bài có lời ca thất tình sướt mướt, giai điệu nghe một màu, na ná giống nhau.

Đặc biệt một số em thể hiện rõ rất yêu thích và quan tâm tới các ca khúc sôi động, có tiết tấu mạnh như: nhiều nhất là phong cách nhạc rap, rồi đến hip hop, electronic, pop dance, R&B, nhạc nonstop, remix... Có tới 41.9% số HS chọn đáp án đồng ý cho ý kiến: “Tôi thích nhạc sôi động, kích động hơn là nhạc nhẹ nhàng, êm dịu”. Một số em còn rất hay nghe các thể loại âm nhạc của giới underground và các thể loại, phong cách âm nhạc hiện đại như world music, new age. Tỉ lệ các em yêu thích nhạc ngoại trong đó nhạc Kpop và nhạc US – UK chiếm đa số so với các thể loại nhạc nước khác.

Bên cạnh đó, chủ đề mà HS THPT thích nghe nhất là chủ đề về tình yêu chiếm 71.7%. Đứng thứ hai là chủ đề về mái trường, tình thầy trò, bạn bè với 70.5%. Chủ đề mang tính cộng đồng, xã hội chiếm 44.4%, đứng thứ ba. Chủ đề quê hương đất nước đứng thứ tư với 43.4%. Cuối cùng là chủ đề mang tính triết lý chỉ chiếm 18.4%. Tuy nhiên, nhiều em HS THPT còn quan tâm tới những chủ đề khác như: chủ đề về gia đình, cha mẹ, về cuộc sống bây giờ và khẳng định bản thân.

Về ca sỹ và phong cách trình diễn thì đa số các em HS THPT thích và bị lôi cuốn bởi những phần biểu diễn ca nhạc mà có vũ đạo nhiều màu sắc (thích yếu tố nhìn hơn nghe). Tỉ lệ chọn ca sỹ chỉ cần có giọng hát hay chỉ chiếm 43.7%. Trong khi tổng các đáp án khác như ngoại hình đẹp, vừa hát vừa vũ đạo trên sân khấu là 45.2%. Còn lại 11.1% các em đưa ra ý kiến khác là phải vừa hát hay, ngoại hình đẹp và vũ đạo giỏi, hay phải khiêu gợi sexy, vui bất ngờ…

Điều này càng thể hiện rõ khi có 78 HS THPT tham gia trong các FC (19.7%), phần lớn là của các ca sỹ trẻ có ngoại hình và khả năng vũ đạo tốt trên sân khấu. Những FC ca sỹ được các em thần tượng và tham gia thành viên như (theo thứ tự nhiều nhất): Super Junior (10 HS); EXO (7 HS); 365 (7 HS); Big Bang (5 HS); DBSK (4 HS); SNSD, Khởi My (3HS); Tara, Shinee, Lady Gaga, Beast, Potato, Rin and Len (Vocaloid), Đông Nhi, Minh Hằng (2 HS); TF boy, Taylor Swift, Bangtan boys,

Kaisoul, Nuest, Lee Min Ho, 2NE1, AKB48, Arashi, Perfume, 2PM, G–Dragon, IU, Bằng Kiều, Khắc Việt, Hoàng Tôn, Sơn Tùng MTP, Justatee, No Phước Thịnh, Quân Đao, Loki Bảo Long, Thảo Mikư, Lệ rơi, Tim, Ông Cao Thắng (1 HS). Có một số em HS đã từng tham gia trong nhiều FC khác nhau của các ca sỹ và nhóm nhạc khác nhau. Ngoài ra, Con số trên chứng tỏ các nghệ sỹ Kpop được các em yêu thích và tham gia FC nhiều nhất. Còn ca sỹ trong nước thì chủ yếu là các ca sỹ “nhạc trẻ thị trường” và nhạc teen là nhiều. Có một em còn tham gia FC của “ca sỹ Lệ Rơi”, người đã từng “gây bão” cư dân mạng với mức độ nổi tiếng không thua gì ngôi sao trong giới trẻ chỉ cần bằng giọng ca dở tệ đến bật cười nhưng yêu ca hát trong thời gian qua, khiến nhiều giá trị bị đảo lộn, rất đáng báo động trong giới trẻ Việt.

Về ca từ trong những ca khúc thì đa phần các em cũng khá quan tâm. Chỉ có 23% các em cho rằng lời ca không quan trọng, chỉ cần nghe vui tai và thích là được. Trong khi có tới 41.2% là không hoàn toàn đồng ý và 35.8% là không đồng ý với ý kiến trên. Tỉ lệ HS chọn nghe ca khúc có giai điệu và lời ca đơn giản, ngôn ngữ đời thường, gần gũi, dễ dàng hiểu và hát được là 71.7%, cao hơn tỉ lệ ở lựa chọn nghe ca khúc có giai điệu đẹp, lời ca trong sáng, giàu chất thơ văn và có nội dung ý nghĩa sâu sắc với 60.9%. Tuy nhiên, điều đó lại chứng tỏ rằng phần lớn HS THPT vẫn luôn mong muốn được nghe, được hát những ca khúc hay, có nội dung, ca từ trong sáng, ý nghĩa nhưng gần gũi, dễ hiểu, dễ hát và phù hợp với tâm tư, tình cảm của lứa tuổi các em. Tuy nhiên trên thực tế thì đa phần các em lại thích nghe những ca khúc có lời ca chưa được hay và khá hời hợt, chưa mang tính nghệ thuật như một số ca khúc đã liệt kê ở trên. Điều này có lẽ do hiện nay đang thiếu hụt những bài hát hay phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong khi những ca khúc có tính nghệ thuật thì lại vượt quá tầm hiểu biết và tâm lý của các em, còn những ca khúc “nhạc trẻ bình dân” thì ca từ tuy chưa hay nhưng dễ hiểu vì có ngôn ngữ khá đời thường và giai điệu cũng dễ để cho mọi người có thể hát lên được. Vì vậy, nó chiếm phần lớn trong thị hiếu nghe nhạc của các em.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w