Tình hình nghiên cứu hóa thực vật cây Rubus alceafolius

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học thân cây mâm xôi (Rubus Alceaefolius poir.), họ Rosaceae ở Yên Sơn, Tuyên Quang (Trang 32 - 34)

Ở mục 2 đề cập đến những nghiên cứu hoá thực vật của chi Rubus đã

chỉ ra tính đa dạng về thành phần hoá học, những hoạt tính chủ yếu là do các diterpenoit và tritecpenoit, anthraquinon với cấu trúc rất phong phú và đa dạng ở các bộ phận của một loài. Một số công trình nghiên cứu gần đây cho biết các hợp chất ent-kauran ditecpenoit thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, gây độc tế bào, chống khối u và anti-HIV[15]. Những năm gần đây có nhiều cây thuốc cổ truyền của Trung Quốc được y học dân gian sử dụng như thuốc chống ung thư hoặc chống viêm và là đối tượng để thử nghiệm lâm sàng đối với ent-kauran trong việc điều trị ung thư [31]. Đã có nhận xét rằng, hoạt chất ở một số cây thuốc có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư, hạ huyết áp, lợi tiểu và thường có mặt các ent-kauran ditecpenoit [28]. Một vài

tritecpenoit khung olean, ursan và flavonoit glycosit được đánh giá là có hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus aureus, chỉ cần một số lượng rất nhỏ thuốc cũng đã chống lại được vi khuẩn này [14].

Rubus alceafolius Poir. là loài thực vật có ở Việt Nam, một số địa

phương thường dùng lá của cây này giúp cho dễ tiêu hoá, bổ thận lợi tiểu, ngoài ra còn dùng để chữa bệnh viêm gan cấp, mãn tính, chữa viêm tuyến vú, viêm loét miệng, dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống để thông máu [4].

Trước đây đã có công bố kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học của lá cây thực vật Rubus alceafolius thu hái ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc kết quả là đã phân lập và xác định được cấu trúc của 4 tritecpenoit có 2 kiểu khung là oleanan, và ursan cùng với 2 flavonoit glycosit [21].

Công dụng của cây Rubus alceafolius trong y học cổ truyền:

Cây Mâm xôi có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, người ta thường hái lá và thân cây quanh năm. Vị thuốc mới thấy dùng trong phạm vi nhân

dân thường dùng sắc uống để giúp cho sự tiêu hoá, đau gan, kém ăn, ăn uống không tiêu [5].

Ngoài ra kinh nghiệm dân gian còn dùng lá, thân cành cây thuốc này để trị một số bệnh : như chữa cảm thấp, nôn mửa, gai lạnh, chữa tóc khô, chữa những bệnh về tiêu hoá nhất là đau gan, phù thũng [4].

Trong quá trình nghiên cứu hoá học thực vật cây Mâm xôi (R.alceafolius) chúng tôi cũng quan sát thấy tính đa dạng và phong phú về thành phần hoá học của nó. Kết quả phân tích định tính các nhóm chất trong thân cây cho biết có cumarin, flavonoit, glucosit, sterol, còn lá cây không có phản ứng với glucosit trợ tim và saponin [6]. Trong đó đã phân lập và xác định cấu trúc của 2 sterol, 4 tritecpenoit, ngoài ra còn một số hợp chất khác đang được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ cấu trúc và hoạt tính sinh học của chúng.

Chương 2 THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học thân cây mâm xôi (Rubus Alceaefolius poir.), họ Rosaceae ở Yên Sơn, Tuyên Quang (Trang 32 - 34)