3.1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tây Ninh. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho nông nghiệp, nông thôn; hình thành một nền sản xuất hàng hoá lớn, đa dạng, chất lượng cao ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
3.1.2. Phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí, nguồn lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài: tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường. Tận dụng và phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm và phát triển xuất khẩu.
3.1.3. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế đô thị và các khu, cụm công nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế; khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn trên cơ sở giải quyết tốt cơ sở hạ tầng, dịch vụ và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ, giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn với vùng đô thị.
3.1.4. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với đưa nhanh các tiến bộ khoa học – công
nghệ vào sản xuất coi đây như là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.