nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và đó cũng là chiến lược về con người.
Coi trọng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Chú trọng gắn kết giữa đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động, thực hiện đào tạo theo địa chỉ, đảm bảo người lao động có việc làm phù hợp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề với giới thiệu việc làm.
Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương (Trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu Quốc gia), vốn từ ngân sách địa phương (xổ số kiến thiết) để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục đào tạo, dạy nghề, đồng thời đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề.
Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quy hoạch quỹ đất sạch, có chính sách ưu đãi để thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở rộng, thành lập mới cơ sở dạy nghề, trường đại học. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác. Huy động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu tư.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa. Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.
Thường xuyên quan tâm, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thú y; bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 01 kỹ sư nông nghiệp về công tác tại xã. Triển khai thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng kinh phí là 216,234 tỷ đồng.