- Chức năng khai thác.
A. Chất lượng sản phẩm của công ty:
Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao. Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này
Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.
Chính vì vậy Công ty luôn chú trọng việc duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Nhật Bản và Châu Âu, nên các sản phẩm sơn của công ty luôn đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong nước cũng như các thị trường khó tình nhất như Châu Âu và Nhật Bản.
So với các sản phẩm sơn khác trên thi trường thì Sơn Phương Đông có chất lượng không hề thua kém. Sản phẩm của công ty đang dần khẳng định được chỗ đúng trên thị trường mà minh chứng cho điều đó chính là việc doanh số bán hàng của doanh nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm. Nhận thức được chất lượng sản phẩm là một thứ vũ khí cạnh tranh chủ yếu, nên Công ty đã rất chú trọng vào việc duy trì nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng thông qua việc đầu tư mua sắm thêm máy móc và có kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn trước. Với dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Nhật
Bản và Châu Âu, nên các sản phẩm sơn của công ty luôn đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng mẫu mã…
Theo số liệu kết quả khảo sát và trắc nghiệm của Công ty TNHH hóa chất sơn Phương Đông vào năm 2010, đối tượng khảo sát là các đại lý phân phối, khách hàng đã sử dụng sản phẩm sơn của công ty thì có đến trên 80% đánh giá rằng chất lượng sản phẩm của Công TNHH hóa chất sơn phương Đông không thua kém gí các sản phẩm sơn uy tín khác như Nippon, Dulux, MyKolor…
Có thể khẳng định rằng sản phẩm của công ty đang dần khẳng định được chỗ đúng trên thị trường mà minh chứng cho điều đó chính là việc doanh thu bán hàng của công ty luôn tăng trưởng qua các năm (bảng 2.1).
1.1. Giá cả
Ngoài yếu tố chất lượng được khách hàng quan tâm thì vấn đề giá cả cũng là một yếu tố được khách hàng rất quan tâm. Giá cả đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh mặc dù chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn (giá cả luôn biến động) nhưng nó là công cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng. Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp Công ty TNHH hóa chất sơn Phương Đông phải xét tới nhiều yếu tố khác nhau như giá vốn hàng bán, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, khả năng bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Ngoài ra để giảm giá bán Phương Đông đã thực hiện được việc giảm giá thành sản phẩm như có trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, thay thế vật liệu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu về nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, Phương Đông đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt như đối với các mặt hàng chủ lực của Công ty như sơn nước bột trét tường...Đối với sản phẩm sơn của công ty, đa phần các sản phẩm đều có mức giá thấp hơn từ 5% - 10% so với các sản phẩm sơn của các hãng khác trên thị trường mà công ty kinh doanh. Tuy nhiên đối với mốt số sản phẩm cao cấp như sơn chống thấm, chống nấm mốc lại có giá trị cao hơn đôi chút bởi vì các sản phẩm này thường phục vụ nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã.
1.2. Đa dạng hoá sản phẩm
Nắm bắt tâm lí khách hàng, công ty đã không ngừng lỗ lực thay đổi, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm, các mặt hàng sơn của Công ty TNHH hóa chất Sơn Phương Đông bao gồm chủ yếu lá sản phẩm sơn Phương Đông, các loại bột trét tường., bên cạnh đó công ty cũng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm sơn danh tiếng khác như sơn Nippon, sơn Dulux, sơn My Kolor… qua đó đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Việc kinh doanh cả sơn của các hãng khác không những tạo ra sự đa dạng về mặt sản phẩm còn có thể giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng cũng như so sánh về mặt giá cả giữa các sản phẩm của công ty với giá cua các loại sơn khác trên thị trường.
Ngoài các mặt hàng chủ yếu là sơn nước,sản phẩm hóa chất ngành sơn Công ty TNHH hóa chất Sơn Phương Đông còn kinh doanh các sản phẩm như máy vệ sinh công nghiệp, các dịch vụ làm vệ sinh công nghiệp…các dịch vụ đi kèm này đáp ứng nhu cầu thực tiễn của khách hàng.
1.3 Hệ thống kênh phân phối
Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn các kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện nay Công ty TNHH hóa chất Sơn Phương Đông đã mở rộng thị trường, sản phẩm của công ty đã có mặt trên nhiều tỉnh thành phía Bắc. Sản phẩm của công ty đến với khách hàng qua sơ đồ phân phối gồm 5 kênh chính
+ Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng + Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng
+ Kênh dài: Người sản xuất=>Người buôn bán=>Người bán lẻ=>Người tiêu dùng
+ Kênh cực dài: Người sản xuất=>Đại lý=> Người buôn bán=> Người bán lẻ=> Người tiêu dùng.
+ Kênh rút gọn: Người sản xuất=>Đại lý=> Người bán lẻ=> Người tiêu dùng. Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tùy theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà sử dụng các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả. Bởi nhiều khi kênh phân phối có tác dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những trở ngại rườm rà và điều đó tạo ra sức cạnh tranh của Công ty, sản phẩm của công ty được đa số khách hàng biết đến.