Doanh số
cho vay 658.3 660.1 689.4 738,2 +1.8 +0,3 +29.3 +4.4 +48.8 +7,1
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh SaiGonbank Long Biên năm 2009 – 2012)
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng giảm doanh số cho vay qua các năm Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh: nếu năm 2009 là 658.3 triệu đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 660.1 nghìn tỷ đồng, tức là tăng so với năm 2009 là 1.8 nghìn tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 0,3%
- Việc chi nhánh tăng doanh số cho vay ít như vậy có thể được giải thích bởi nguyên nhân
+ Những tháng đầu năm 2009, do lãi suất đầu vào tăng cao, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, vì vậy đã hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Với nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng nhờ củng cố hệ thống quản lý, tiến hành tái cấu trúc tổ chức hoạt động, xây dựng và hoàn thiện mô hình khối doanh nghiệp và hỗ trợ chuyên nghiệp theo hướng hiện đại, linh hoạt nên SaiGonbank Long Biên vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, quy mô phát triển, hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao. Năm 2011 tổng số cho vay đạt
689.4 nghìn tỷ đồng, tăng 29.3 tỷ, tương ứng với 4,4% so với năm 2010. Tới năm 2012 tổng doanh số cho vay đạt 738.2 nghìn tỷ đồng, đây là sự cố gắng của cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo trong chi nhánh.
2.1.3.3. Một số hoạt động khác a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán của quốc tế tại chi nhánh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng - giảm 2010/2009 Tăng – giảm 2011/2010 Tăng – giảm 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số mua ngtệ 95 96.7 105,3 111.8 +1.7 +1,7 +8.6 +8,9 +6.5 +6,2 Doanh số bán ngtệ 96 97.8. 110.4 116.7 +1.8 1.9 +12.6 +12,9 +6.3 +5.7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh chi nhánh SaiGonbank Long Biên năm 2009 – 2012)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh trong 4 năm qua đều tăng, tố độ tăng của hoạt động mua bán ngoại tệ lớn hơn so với hoạt động mua
Doanh số mua ngoại tệ năm 2010 đạt 96.7 nghìn tỷ đồng tăng 1.7 nghìn tỷ đồng tỷ lệ tăng 1,7% so với năm 2009, bên cạnh đó doanh số bán ngoại tệ cũng tăng, năm 2010 doanh số bán ngoại tệ là 97.8 nghìn tỷ đồng tăng 1.8 tỷ tương đương với 1.9% so với năm 2009, tới năm 2011 là năm mà nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, từng bước phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng và đạt được những kết quả khả quan. GDP năm 2011 tăng so với năm 2010, thu nhập của người dân cũng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn diễn ra sôi nổi, kim ngạch nhập khẩu tăng lên so với năm 2010. Các khách hàng của chi nhánh có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
cũng đã khắc phục được những khó khăn do ảnh hưởng chung và đang dần ổn định, hoạt động bình thường trở lại. Đến năm 2011 doanh số mua ngoại tệ đạt 110,4 nghìn tỷ đồng tăng 1,9 nghìn tỷ đồng so với năm 2010 và doanh số bán ngoại tệ năm 2011 cũng tăng từ 110.4 nghìn tỷ đồng năm 2012 lên 116.7 nghìn tỷ đồng tương đương với 5.7% so với năm 2011
b. Hoạt động tài chính – kế toán, thanh toán kho quỹ
Năm 2012 hoạt động nghiệp vụ tăng 123% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Thu đủ, kịp thời và triệt để các khoản thu. Chi phí hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo an toàn tài sản. Có được kết quả trên là do chi nhánh đã áp dụng các chương trình thanh toán thích hợp, đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn chưa để xảy ra trường hợp nào trục trặc hoặc thất thoát trong những nghiệp vụ kế toán, kho quỹ.
c. Hoạt động dịch vụ
- Các hoạt động bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu là: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn… với tổng số tiền thu từ dịch vụ trong năm 2012 đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,4 % trên tổng thu nhập ròng, bằng 130% so với năm 2011.
- Dịch vụ mở tài khoản cá nhân cho các tổ chức doanh nghiệp và dân cư. - Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, nhờ thu L/C, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thu hộ, chi hộ… Các dịch vụ này ngày càng phát triển mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng cho khách hàng vì thời gian thanh toán được rút ngắn đồng thời các dịch vụ này cũng đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập đáng kể.
2.1.3.4.Kết quả tài chính
Kết quả tài chính của SaiGonbank chi nhánh Long Biên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả tài chính của SaiGonbank chi nhánh Long Biên
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng - giảm 2010/2009 Tăng – giảm 2011/2010 Tăng – giảm 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu 66.1 67.7 71.5 75.9 +1.6 +2,4 +3.8 +5,6 +4.4 +6.2 Tổng chi 56.1 57.4 59.1 60.6 +1.3 +2,3 +1.7 +3,0 +1.5 +2.5 Chênh lệch thu chi 10 10.3 12.4 15.3 0.3 +3,0 +2.1 +20,4 +2.9 +23,4
( Nguồn: Báo cáo kinh doanh SaiGonbank chi nhánh Long Biên năm 2009 - 2012)
Năm 2010 quy mô cả thu và chi đều tăng so với năm 2009. Cụ thể là tổng thu tăng 1.6 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 2,4%, tổng chi tăng 1.3 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng 2,3%. Và đến năm 2011 tổng thu và tổng chi của chi nhánh cũng tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhiều hơn chi do nhiều dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác được triển khai thành công đem lại nhiều thuận lợi trong giao dịch với khách hàng nên tổng thu của chi nhánh cũng tăng lên năm 2011 tổng thu và chi đều tăng so với năm 2010, tổng thu tăng 3.8 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 5,6%, tổng chi tăng 1.7 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 3,0%. Tổng thu của năm 2012 tăng 4.4 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 6,2% so với năm 2011, tổng chi cũng tăng 1.5 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 2,5%. Điều này cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động với yếu tố bất lợi, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, chi nhánh SaiGonbank Long Biên đã áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Như vậy, mặc dù vẫn còn những hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục, nhưng nhìn chung chi nhánh cũng đã đạt được những thành tích nhất định. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh tiếp tục có lãi và hiệu quả
Trong giai đoạn hiện nay khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các công ty bảo hiểm, bưu điện) cũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi... hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng VNĐ của các NHTM trong nước đã khó, nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh SaiGonbank Long Biên đã luôn chủ động quan tâm phát triển công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động của mình
2.2.1. Các sản phẩm huy động vốn tại SaiGonbank Long Biên
Trong thời gian qua, SaiGonbank chi nhánh Long Biên đã từng bước tìm cho mình những hướng đi mới phù hợp với sự biến động của thị trường. Các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng tốt cho nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng. Các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh
- Tiền gửi thanh toán - Tiền gửi tiết kiệm
- Phát hành giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi )
Trong đó sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm là đa dạng và phong phú nhất với các hình thức như: không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm hưởng lãi lũy tiến của số dư tiền gửi…
2.2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh SaiGonbank Long Biên được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.4 : Biến động nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng - giảm 2010/2009 Tăng - giảm 2011/2010 Tăng - giảm 2012/2011 số tiền % số tiền % số tiền %
Tổng VHĐ 727.3 746.4 786.8 812.5 +19.1 +2,6 +40.4 +5,4 +25.7 +3,3
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SaiGonbank chi nhánh Long Biên)
Biểu đồ 2.2 : Biến động nguồn vốn huy động qua các năm