Qua bảng trên ta thấy: Hệ số sử dụng vốn ngoại tệ của chi nhánh là khá cao: năm 2009 là 81,1%; năm 2010 là 93,7%; năm 2011 là 90,1% và năm 2012 là 84,5%. Trong đó năm 2012 có hệ số sử dụng vốn ngoại tệ cao nhất.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HĐV TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH LONG BIÊN
Qua quá trình phân tích HĐV tại SaiGonbank chi nhánh Long Biên, ta có thể đi đến kết luận về hoạt động HĐV tại chi nhánh trong thời gian qua như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được
Những biến động về nền kinh tế trong thời gian qua đã tạp ra những khó khăn cho các ngân hàng nói chung và chi nhánh SaiGonbank Long Biên nói
riêng. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, các hệ thống ngân hàng khác trên cùng địa bàn là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với chi nhánh. Là một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu hoạt động ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám Đốc cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các cán bộ nhân viên, chi nhánh SaiGonbank Long Biên đã vượt qua thử thách và đạt được nhiều kết quả khả quan. Chi nhánh đã ổn định về mặt tổ chức, hoàn thiện công tác điều hành quản lý, các mục tiêu giải pháp được hoàn thiện ngay từ đầu. Ngân hàng quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng vốn huy động. Việc phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa HĐV và sử dụng vốn, đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể như sau:
- Về sản phẩm huy động vốn: Các loại sản phẩm về TGTK đa dạng và phong phú với nhiều kỳ hạn, lãi suất linh hoạt và nhiều tiện ích kèm theo tuỳ loại sản phẩm khách hàng lựa chọn, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn... đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng và thu hút được lượng vốn lớn.
- Về tốc độ huy động vốn: Khá ổn định và tăng dần dần từ năm 2009 – 2012. Năm 2010 tổng vốn huy động là 746.4 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 786.8 nghìn tỷ đồng, đến năm 2012 là 812.5 nghìn tỷ đồng. Đây là thành tựu lớn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.
- Về quy mô vốn huy động không kỳ hạn ổn định và có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn không kỳ hạn huy động được là 127.8 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 135.4 nghìn tỷ đồng, đến năm 2012 là 154.9 nghìn tỷ đồng. Đây là kết quả tốt của ngân hàng trong khai thác nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí huy động rẻ.
- Về quy mô vốn huy động có kỳ hạn: Khá ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NVHĐ. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả nhất.
- Về vốn huy động từ tổ chức kinh tế: Tăng lên liên tục qua các năm. Đây là nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng: Năm 2010là 243.1 nghìn tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 260.8 nghìn tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 268.5 nghìn tỷ đồng.
- Về vốn huy động từ các đối tượng khác hàng khác: Có chiều hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2010 là 50.4 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 52.5 nghìn tỷ đồng, đến năm 2012 là 63.7 nghìn tỷ đồng.
- Về vốn huy động từ nội tệ: Có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 là 639.7 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 644 nghìn tỷ đồng, đến năm 2012 là 661.2 nghìn tỷ đồng.
- Về doanh số cho vay:tăng dần qua các năm cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động: năm 2010 là 649.7 nghìn tỷ đồng; năm 2011 là 712.9 nghìn tỷ đồng và năm 2012 là 754.1 nghìn tỷ đồng.
- Về tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn: Lượng vốn huy động luôn đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng, với hệ số sử dụng vốn đạt mức từ 84% - 92%. Điều này được thể hiện nguồn vốn được sử dụng hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục:
- Về quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các tổ chức kinh tế, lượng vốn huy động chiếm hơn 60% tổng NVHĐ của ngân hàng. Điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có biện pháp thiết thực để đa dạng hóa đối tượng khách hàng và làm cho ngân hàng bị phụ thuộc vào một nguồn vốn huy động.
đồng tăng 7,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng 3,0%, nguồn vốn từ khách hàng dân cư tăng ít
- Về nguồn vốn huy động theo nội tệ - ngoại tệ: Chủ yếu vốn huy động là từ nội tệ .
2.4.2.2. Nguyên nhân tồn tại
Những tồn tại của SaiGonbank chi nhánh Long Biên không phải là những tồn tại đặc thù, mà là những tồn tại phổ biến của các NHTM Nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Chúng là những yếu tố cản trở khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường kinh tế phát triển thiếu ổn định: Môi trường kinh tế được xem là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Tất cả những vấn đề về môi trường kinh tế tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định khiến người dân không hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng kinh tế xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện:
Các văn bản pháp quy về hoạt động Ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ mới đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn triển khai dịch vụ mới.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Hình thức quảng cáo tiếp thị còn nghèo nàn, tuyên truyền vận động chưa có phương pháp, chưa có sự hấp dẫn, chưa thâm nhập rộng trong từng ngõ phố.
- Quy trình giao dịch chậm, phục vụ thanh toán qua ngân hàng chưa tạo thuận lợi cho khách hàng.
- Trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, việc nhận thức về công tác huy động vốn chưa cao, một số ít cán bộ công nhân viên chưa chủ động trong công tác huy động vốn, chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị
- Công tác khách hàng chưa linh hoạt, chưa thực sự quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Chiến lược kinh doanh chủ yếu theo từng nấc thang vận động, chưa có một hệ thống mục tiêu và kế hoạch chiến lược theo kịp diễn biến thị trường.
- Việc quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, nhiều lúc nhân viên mới về hoặc luân chuyển nội bộ Chi nhánh dẫn đến làm trái nghành, trái nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệm, rất khó khăn trong việc bố trí công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Nghiệp vụ huy động vốn tại SaiGonbank Long Biên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Nghiệp vụ huy động vốn của SaiGonbank Long Biên luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao,các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, mở rộng các kênh và hình thức giao dịch đẻ tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của SaiGonbank Long Biên còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể giảm thiểu được chi phí huy động vốn nhầm tối đa hóa lợi nhuận trogn kinh doanh đó là sản phẩm tiết kiệm chưa thật sự đa dạng,cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thật sự hợp lý, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động còn
chiếm tỷ lệ thấp, sản sẩm mới được đưa ra khá nhiều những tính năng của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần dây, tuy nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả, trình độ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn ngiều bất cập
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH LONG BIÊN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SAIGONBANK CHI NHÁNH LONG BIÊN
3.1.1. Những mục tiêu cơ bản cần đạt được
Đứng trước tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trước mắt là những thách thức khi thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng, thì hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, SaiGonbank và chi nhánh Long Biên nói riêng lại đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao hơn nữa. SaiGonbank chi nhánh Long Biên quyết tâm thực hiện chương trình hiện đại hóa, đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh theo phương châm: “Hội nhập - Phát triển - An toàn - Hiệu quả. Để đạt được điều đó chi nhánh đã đặt ra mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác phát triển, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan từ trung ương tới địa phương, với các Ngân hàng bạn trong cũng như ngoài khu vực, cụ thể :
+ Với các Ngân hàng bạn: phát triển quan hệ hợp tác theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, hợp tác kinh doanh cùng có lợi, phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, cùng đàm phán ký kết làm đối tác cho vay hợp vốn đối với các dự án có quy mô lớn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
+ Với các chi nhánh cùng hệ thống: hợp tác chặt chẽ, phối hợp thực hiện các chủ trương chính sách như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng… tạo nên một hệ thống nhất trong toàn hệ thống.
+ Với bản thân ngân hàng: không ngừng hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua Ngân hàng, phát huy những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động, về uy tín đối với khách hàng, cùng với sự giúp đỡ của SaiGonbank Việt Nam và các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào hoạt động Ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho khách hàng và ngân hàng, tạo đà cho công tác huy động vốn.
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của SaiGonbank chi nhánh Long Biên trong những năm tiếp theo
- Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ trong phạm vi kế hoạch được phê duyệt
- Tỉ lệ nợ xấu dưới 1%
- Tỉ lệ thu dịch vụ/ thu nhập ròng: 20%
- Tài chính: Tăng thu tiết kiệm chi, đảm bảo quỹ thu nhập đạt và vượt kế hoạch, đảm bảo quỹ thu nhập để đạt hệ số lương V1+V2 có trên 4 tháng lương năng suất
- Kinh doanh an toàn, giữ vững và phát triển các phong trào thi đua
Định hướng công tác HĐV của SaiGonBank chi nhánh Long Biên nhìn chung rất rõ ràng, hợp lý, cái cần thiết hiện nay là phải đưa ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhất để có thể khắc phục được những hạn chế còn tồn tại, phát huy những ưu điểm, lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả HĐV tối ưu.
3.1.3. Những biện pháp cụ thể để tiến hành triển khai thực hiện mục tiêu đề ra năm 2013
- Xử lý tốt định mức tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, rà soát hoàn chỉnh hồ sơ khách hàng đang còn dư nợ, kiểm tra phân tích đánh giá thực trạng các khoản nợ xấu. Có biện pháp kiên quyết trong việc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro.
- Tập trung thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ đã xử lí rủi ro, lãi từng tháng đặc biệt là không để tồn đọng lãi nhóm 2-5.
- Cán bộ các phòng ban phải đoàn kết, nhất trí một lòng phối kết hợp với công đoàn, chính quyền và các ban ngành.
- Phát động phong trào thi đua khen thưởng với các phòng, ban, các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, giỏi một việc biết nhiều việc.
- Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực trình độ.
- Không ngừng nâng cao công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. - Công tác giáo dục, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên. - Thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp.
- Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế trên địa bàn, diễn biến cung - cầu vốn trên thị trường để có phương án huy động vốn thích hợp .
- Tăng cường mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hóa hình thức huy động.
- Huy động vốn phải gắn liền với yêu cầu hợp lý hóa về cơ cấu vốn, mở rộng thu hút tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ.
- Công tác nguồn vốn phải dựa vào việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai sót, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đúng chế độ, đúng luật ổn định và phát triển.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới.
- Hoàn thiện hệ thống thanh toán.
- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích khách hàng với Ngân hàng.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa, chặng đường mới có nhiều cơ hội và thử thách. Nhưng với truyền thống không ngừng đổi mới và phát triển Chi nhánh quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2012.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐV TẠI SAIGONBANK CHI NHÁNH LONG BIÊN
3.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm huy động vốn mới
Khi nền kinh tế phát triển càng cao, nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng càng lớn. Khách hàng không chỉ cần một sản phẩm thông thường nhằm bảo toàn vốn và sinh lời mà họ cũng cần được kết hợp với các dịch vụ khác của ngân hàng, cần các sản phẩm có mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,…Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây phát triển nhanh chóng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường HĐV, đặc biệt là thị trường huy động tiết kiệm vì đây là sản phẩm mang lại nguồn vốn khá ổn định cho ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao khả năng HĐV bên cạnh việc hoàn thiện và đổi mới các sản phẩm truyền thống, chi nhánh SaiGonbank Long Biên cần tiếp tục phát triển các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường nhằm tạo cơ cấu sản phẩm đa dạng, hấp dẫn khách hàng.
Hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn truyền thống cũng như phát triển sản phẩm mới đều phải dựa trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, đặc điểm tâm lý, thu nhập dân cư gắn với từng khu vực hoạt động của chi nhánh. Dựa trên những kết quả phân tích nghiên cứu này chi